NGUYỄN ÂU
HỒNG
Đinh Cường,
thơ kết hợp với tranh,
thơ kết hợp với tranh,
một sự sáng tạo đầy nghệ thuật
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gọi họa sĩ Đinh
Cường là “Thi sĩ của hoài niệm”.
Nhà thơ Du Tử Lê gọi họa sĩ Đinh Cường là
“Thi sĩ của mầu sắc và đường nét”.
Tôi gọi họa sĩ Đinh Cường là NHÀ NGHỆ
SĨ.
Đọc thơ và Đoạn Ghi
của Nhà Nghệ Sĩ Đinh Cường
chúng ta có thể gặp nhiều người
nổi tiếng, trong đó một số là những tên tuổi
lớn.
Gặp Hoài Khanh
Hoài Khanh kéo mây về nhiều quá khiến
Phạm Công Thiện phải thốt lên :
“Nhiều mây chim bay không nổi”.
Không nhìn được trăng từ thế kỷ sau của
Bùi Giáng, nhưng nhìn được đến ba bức chân dung của ông do Đinh Cường vẽ. Bức
in chung với bài viết tặng Đinh Cường (bằng tiếng Pháp), là bức chân dung tuyệt
đẹp. Bùi Giáng với đôi mắt sáng quắc, mái tóc bồng bềnh phiêu hốt, thần sắc vừa
tinh anh vừa hồn nhiên đến lạ lùng.
Gặp những vết xước thật nồng nàn cùng
những cánh chim đầy hương thiền trong tranh Võ Đình. Gặp nét tự tại trong tranh
Nguyễn Phước. Gặp Nguyễn Trọng Khôi, hiểu ra những viên cuội, những ly thủy
tinh của ông như có linh hồn. Gặp Trịnh Cung cùng mấy cây sồi phác thảo than
chì đầy sinh lực của tình yêu...Gặp Kiều Chinh, Trịnh Công Sơn, Võ Hồng,
Tô Thùy Yên, Đặng Tiến, Thầy Tuệ Sĩ, Đỗ Long Vân, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Quách
Thoại, Võ Ngọc Trác, Mai Thảo, Kim Tuấn, Kinh Dương Vương, Nh. Tay Ngàn, Luân
Hoán, Thành Tôn, Cao Thoại Châu, Duy Lam, Thanh Tâm Tuyền, Nguyễn Xuân Hoàng,
Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đức Sơn, Huỳnh Hữu Ủy, Bửu Ý, Nguyên Minh, Bửu
Chỉ, Nguyễn Đình Thuần, Bùi Xuân Phái, Trương Vũ, Ngô Vương Toại, Phạm Nhuận,
Như Hạnh, Nguyễn Mạnh Hùng, Mai Châu, Hoàng Khởi Phong, Đặng Phú Phong, Lữ Quỳnh,
Khánh Ly,Lê Uyên Phương, Lê Tài Điển, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Quốc Thái, Khánh
Trường, Hoàng Xuân Sơn, Du Tử Lê,
Nguyễn Tất Nhiên, Lê Thánh Thư, Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Xuân Thiệp, Bắc Phong, Hồ Đình
Nghiêm, Sâm Thương, Nguyễn Quốc Tuấn,Cao Đồng Khánh, Tô Mặc Giang, Thân
Trọng Minh, Phạm Thành Châu, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Minh Nữu, Nguyễn Thị
Khánh Minh, Trần Hoài Thư, Phạm Cao Hoàng... và
còn nhiều nữa.
Theo tôi, Đinh Cường đã hình thành một trường phái riêng,
dùng tranh kết hợp với thơ, thơ kết hợp với tranh. Thơ ông đẹp như những bức
tranh của ông. Với lòng ngưỡng mộ tài năng của ông, cả về hội họa lẫn thi ca,
tôi đã theo dõi thơ/tranh của ông xuất hiện trên internet suốt một năm qua và
thực hiện loạt bài viết này. Chắc chắn sẽ chưa đầy đủ, nhưng tôi muốn ghi lại
những cảm xúc của mình đối với thơ/tranh của ông.
B à i m ộ t
SỢI DÂY TÌNH CẢM THIÊNG LIÊNG
CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN VĂN NGHỆ
VÀ TRANH VẼ NHỮNG NHÂN VẬT TRONG THƠ
Tôi đã từng có ý định tìm giúp Phạm Cao Hoàng nơi gửi gắm tuyển tập thơ “Mây
Khói Quê Nhà” do Thư Ấn Quán xuất bản
năm 2009, nhưng khi đọc
Đinh Cường viết về Phạm Cao Hoàng và Cúc Hoa , tôi thấy rằng mình đã cố
nạy một cánh cửa đã có người mở sẵn.
Một ngày tuyết không nhiều
Tặng Phạm Cao Hoàng
Có thể một ngày tuyết không nhiều
nhưng cũng trắng xóa trước sân nhà
trắng mấy cành cây dogwood
thỉnh thoảng nghe tiếng chim kêu xa
nhưng cũng trắng xóa trước sân nhà
trắng mấy cành cây dogwood
thỉnh thoảng nghe tiếng chim kêu xa
gió cũng không nhiều trên rừng chiều
lạ, sao cứ nghe tiếng còi tàu là buồn
là nhớ con tàu đi đường dốc răng cưa
từ Krong Pha Đơn Dương qua Eo Gió
qua Trạm Hành đến nhà ga ĐàLạt
lạ, sao cứ nghe tiếng còi tàu là buồn
là nhớ con tàu đi đường dốc răng cưa
từ Krong Pha Đơn Dương qua Eo Gió
qua Trạm Hành đến nhà ga ĐàLạt
Trạm Hành, ngày tháng sương mù [1]
Phạm Cao Hoàng người thi sĩ ấy
luôn nhắc nhớ ngồi ở Trạm Hành
nhìn sang núi đồi bên phía Lạc Lâm
Phạm Cao Hoàng người thi sĩ ấy
luôn nhắc nhớ ngồi ở Trạm Hành
nhìn sang núi đồi bên phía Lạc Lâm
ôi Lạc Lâm một thời tôi đến đó
nhớ giàn su xanh trĩu trái sang mùa
sáng vào Kado trồng mấy rẫy hành tây
chiều về mù mịt mưa nghe vượn hú
nhớ giàn su xanh trĩu trái sang mùa
sáng vào Kado trồng mấy rẫy hành tây
chiều về mù mịt mưa nghe vượn hú
ôi thương quá mấy con bò đang ngủ
tiếng xe ngựa thồ bánh vỏ xe hơi
tiếng xe ngựa thồ mất hút về đâu
sao ngày tuyết rơi trắng nhớ con tàu …
tiếng xe ngựa thồ bánh vỏ xe hơi
tiếng xe ngựa thồ mất hút về đâu
sao ngày tuyết rơi trắng nhớ con tàu …
Đinh Cường
Virginia, ngày tuyết rơi 6, March
2013
[1] đọc trên blog Phạm Cao Hoàng
[1] đọc trên blog Phạm Cao Hoàng
Nguồn cảm hứng để Đinh Cường viết bài thơ này ít nhiều có sự
đồng cảm với Phạm Cao Hoàng trong tùy bút “Trạm Hành, ngày tháng sương
mù”. Trong tùy bút này, Phạm Cao Hoàng viết, “Có lúc tôi nghĩ nếu có thể kéo lùi thời gian trở lại, hãy
cho tôi một sáng sương mù ngồi ở Trạm Hành nhìn sang núi đồi bên phía Lạc Lâm,
và hãy cho tôi một buổi chiều lang thang trong khu rừng già thuở ấy, nơi
đã một thời nuôi dưỡng niềm đam mê bất tận của tôi.”
Trạm Hành,
ngày tháng sương mù
Phạm Cao
Hoàng người thi sĩ ấy
luôn nhắc
nhớ ngồi ở Trạm Hành
nhìn sang
núi đồi bên kia Lạc Lâm
Tiếp sau bài thơ là bức tranh
“Người đi trong tuyết”, mực đen trên giấy báo 12”x12”. Bức tranh vẽ một người
đàn ông đơn độc bước đi trong rừng cây tuyết rơi. Họa sĩ tiết kiệm diện tích vẽ
người đàn ông từ đầu gối trở lên, dành phần mênh mông phía trên cho rừng cây,
cho tuyết, cho nỗi đìu hiu...tay thọc vào túi áo jacket, dáng liêu xiêu, dường
như người đàn ông đang dừng chân, tần ngần nhìn lên núi. Bức tranh làm tôi liên
tưởng đến Phạm Cao Hoàng trong bài thơ “Nhớ Cúc Hoa” :
và buồn thảm ôi những chiều lặng lẽ
núi và anh thành hai kẻ đăm chiêu
núi ngó anh
và anh ngó núi
núi đụng
trời anh đụng nỗi đìu hiu
(Phạm Cao Hoàng, Nhớ Cúc Hoa)
(Phạm Cao Hoàng, Nhớ Cúc Hoa)
Mà cũng có thể vừa đi trong tuyết
lạnh của miền Đông vừa nhớ lại những ngày CUỐI NĂM Ở TRẠM HÀNH:
những chiều
hiu hắt bóng sương rơi
con thở bằng
hơi thở núi đồi
con bước
cùng sương đi với khói
con ăn gió
lạnh uống mây trời
(Phạm Cao Hoàng, Cuối năm ở Trạm Hành)
Người đi trong tuyết
mực đen trên giấy báo 12 x 12 in
đinhcường
Đọc xong bài thơ, ngắm bức tranh, khâm
phục tài nghệ của một nghệ sĩ lỗi lạc. Chỉ là mực đen trên giấy báo mà sao tài
quá vậy, sâu sắc và giàu cảm xúc đến vậy.
Trong đoạn ghi “Nguyễn Trọng Khôi và những viên đá cuội” họa sĩ Đinh
cường viết: “Mỗi người đều có xúc động riêng, riêng xúc động thẩm mỹ đòi hỏi ở
chuyên môn, những kinh nghiệm gần gũi với thế giới tạo hình...”. Nhưng ở đây,
nhà danh họa đã khai tâm và tạo ra nơi người đọc, người xem ít nhiều xúc động
thẩm mỹ, là xúc động trực tiếp, bỏ qua giai đoạn tích lũy
kinh nghiệm.
Có lẽ họa sĩ Đinh Cường là một
trong những người đầu tiên tìm thấy những viên kim cương ẩn dấu trong những
trang văn xuôi bề ngoài trông có vẻ giản dị và hiền lành của Phạm Cao Hoàng. Từ truyện ngắn dựa vào một câu chuyện thật của chính mình “Mơ cùng tôi giấc mơ Đà Lạt” đến các
truyện “Về chốn cũ”, “Mỗi người chia nhau
một chút khổ”, “Đã ba năm mình không có Tết”, tùy bút “Duồng, một thời
biển mặn” và “Trạm Hành, ngày tháng sương mù”...Phạm Cao Hoàng đã thuyết
phục người đọc bằng tình cảm chứa chan với đất với người cùng những hoài niệm
về quá khứ, được thể hiện với văn phong giản dị, đằm thắm. Chữ
nghĩa trong văn xuôi của Phạm Cao Hoàng trong sáng và tươi roi rói.Truyện ngắn
của Phạm Cao Hoàng có nét duyên kín đáo, cứ nhè nhẹ đi vào lòng người. Tùy bút, tạp bút của Phạm Cao Hoàng cũng lấp lánh những nét tài hoa. Những
bài viết về Đinh Cường, Trần
Huiền Ân, Nguyễn Đức Sơn,
Trần Hoài Thư, Nguyên Minh, Chu Trầm
Nguyên Minh, Mang Viên Long, Nguyễn Dương Quang... là những bài viết ngắn gọn
nhưng vừa thể hiện được mối tương kính thân thiết vừa dẫn người đọc thấy
được những tinh anh cốt lõi của từng thi sĩ, từng nhà văn. Tôi yêu mến lối viết văn xuôi tinh gọn – chữ ít, chứa đựng
nhiều, hiệu quả cao - của
Phạm Cao Hoàng .
Bây giờ chúng ta đọc tiếp một đoạn ghi khác của Đinh Cường.
Đoạn ghi
khi đọc bài lục bát của Phạm Cao
Hoàng
Chiều vang xa tiếng quạ
rừng khô cây đứng trơ
suối cạn dòng sỏi lạnh
người đi trong mưa thưa
ngày này chị khổ nạn [1]
hai năm mà như mơ
nhớ lần đến thăm chị
chị đứng ngồi khó khăn
bình hoa vàng tươi nở
như thầm thì cúc hoa [2]
như quỳ rừng đà lạt [3]
bao năm xa nhớ nhà
chiều tôi về tiếng quạ
oác oác giọng kêu khàn
tiếng kêu đầy mãnh lực
niềm vui anh chứa chan…
Virginia, March 17, 2013
Đinh Cường
[1] chị bị tai nạn xe
nay đã lành hẵn
[2] tên loài hoa cũng là tên chị
[3] chữ của Phạm Công Thiện
Nối tiếp bài thơ là bức tranh có
tựa đề “Cúc Hoa, Giấc mơ Đà Lạt thời chưa biết buồn”,
par Đinh Cường - 17.March 13.
Muốn hiểu, muốn cảm nhận được
nghệ thuật của bài thơ và bức tranh, có lẽ nên tìm
đến bài thơ “Ngày tôi trở lại miền đông” của Phạm Cao Hoàng- nguồn cảm hứng cho
nhà danh họa viết bài thơ và vẽ bức tranh.
Ngày tôi trở lại miền đông
ngày tôi trở
lại miền đông
tôi mang
theo một nụ hồng cao nguyên
vẫn là tôi,
vẫn là em
vẫn khu vườn
cũ, vẫn thềm nhà xưa
đi cùng tôi
nhé, Cúc Hoa
trên con
đường mịt mù mưa xứ người
và xin cảm
tạ đất trời
đã cho em
lại nụ cười hồn
nhiên
đi cùng tôi,
giọt sương đêm
nhẹ nhàng
như nhạc và hiền như thơ
mơ cùng tôi
nhé Cúc Hoa
Giấc mơ Đà
Lạt thời chưa biết buồn
vẫn là tôi,
vẫn là em
vẫn khu vườn
lạnh tiếng chim gọi đàn
vẫn là mây
trắng ngàn năm
Phạm Cao Hoàng
Virginia, March 17,
2013
(Để nhớ ngày này hai năm trước, 17.3.2011).
Họa sĩ Đinh Cường đã viết “Đoạn ghi khi đọc bài lục bát của Phạm
Cao Hoàng “ và vẽ bức tranh cùng trong ngày 17.3.2013.
Với tài năng tầm cỡ ở nhiều lĩnh vực như họa sĩ Đinh Cường thì xúc động thẩm mỹ gây cảm hứng
có thể đem đến hiệu quả sáng tạo ngay lập tức. Xúc động thẩm mỹ lần này là thơ,
không phải văn xuôi. Thật vậy, bài luc bát “Ngày tôi trở lại miền Đông” của Phạm Cao Hoàng là một bài thơ có nghệ thuật điêu luyện và vô cùng thắm
thiết. Nó có cùng hơi hướm với bài lục bát “Bây
giờ” mà Phạm Cao Hoàng sáng tác trước đó bốn năm, nhưng nó len lỏi được
vào cõi tịch mịch sâu thẳm trong tâm hồn người đọc. Thông
thường càng về sau, các tác giả thường hay lập lại chính mình,
nhưng “Phạm Cao Hoàng người thi sĩ ấy” đã bức phá lên
được. Nhà danh họa đã tinh mắt nhìn thấy và đã đẩy xúc động thẩm mỹ của mình
thành thơ, thành tranh. Bên cạnh đó là sự thân thiết, sự gần
gũi và sự đồng cảm sâu sắc đã thúc đẩy nhà
nghệ sĩ. Nhưng trước
hết là tấm lòng, là mối quan tâm, là tình thương yêu mà nhà nghệ sĩ lớn đã dành
cho “Phạm Cao Hoàng người thi sĩ ấy” và Cúc Hoa.
Cúc Hoa, giấc mơ Đà Lạt thời chưa
biết buồn
đinhcường March 17, 2013
Trong truyện “Mơ cùng tôi giấc mơ Đà
Lạt”, Phạm Cao Hoàng viết: “Thời gian ở Virginia
tôi may mắn gặp hai họa sĩ tài hoa Đinh Cường và Nguyễn Trọng Khôi. Duyên văn
nghệ đã giúp tôi có được mối thân tình với những kỳ hoa dị thảo này...Nhìn
những công trình nghệ thuật đồ sộ của họ, tôi thấy mình nhỏ bé lại.”
Ở một đoạn khác, khi hai họa sĩ Đinh
Cường và Nguyễn Trọng Khôi đến thăm gia đình, mười ngày sau tai nạn, tặng DVD với bài hát viết về Cúc Hoa , Phạm Cao Hoàng viết : ”Tôi thấy có sợi dây
tình cảm thiêng liêng nối tấm lòng của những người bạn văn nghệ lại với nhau.”
Tình bạn văn nghệ được nâng lên ngang với tình huyết thống, nghĩa đá
vàng...thật hiếm hoi và thật đáng được trân trọng. Vì vậy, khi họa sĩ Đinh
Cường bị stroke cuối năm 2012, phải đi cấp cứu bằng trực thăng,
Pham Cao Hoàng đã thảng thốt kêu lên “Phải
cứu lấy người họa sĩ này, phải cứu lấy những bức tranh còn dang dở” thì đó là tiếng kêu xuất phát tận đáy lòng.
Trở lại bức tranh nhà danh họa Đinh Cường vẽ Cúc Hoa Tên gọi bức tranh là câu tám trong bài lục bát
“Ngày tôi trở lại miền đông” của Phạm Cao Hoàng. Mơ cùng tôi nhé Cúc Hoa. Giấc mơ Đà Lạt thời chưa biết buồn.
Qua bàn
tay tài hoa của nhà nghệ
sĩ lớn, bức tranh là một tác phẩm nghệ thuật giàu
chất hoài niệm và tuyệt đẹp. Nó là “giọt sương đêm nhẹ nhàng như nhạc và hiền
như thơ”. Nó chất chứa biết bao kỷ niệm của thời thanh xuân lồng lộng gió cao
nguyên, của “thời chưa biết buồn”. Trên những cành cây khẳng khiu bên ngoài nhà
thờ con gà Đà Lạt, những lá mầm màu lục non đã nhú ra, đầy sinh lực, nhiều
lá đã lớn hẳn như sức khỏe của Cúc Hoa đã hoàn toàn hồi phục sau tai nạn.
Đinh Cường vẽ Cúc Hoa- nhân vật trong bài thơ “Ngày tôi trở lại miền đông” đồng thời cũng là nhân vật trong bài
thơ “Nhớ Cúc Hoa”. Xem bức tranh này, tôi lại nhớ đến bức tranh ông
vẽ Duyên trong thơ Nguyễn Tất Nhiên . Với tôi, đây là những bức tranh
quí. Nếu họa sĩ không có một tấm lòng với thơ, chắc chắn đã không có những bức
tranh giàu cảm xúc như thế này.
D U YÊ N
chì than ghi nhanh
đinhcường 2011
Nguyễn Âu Hồng
Oregon, June 23, 2013