Monday, November 24, 2014

78. THÂN TRỌNG SƠN Gái thiếu trai thì thậm khổ


Cửa động Phong Nha (Quảng Bình) – Nguồn: Wikipedia



Dân ca Việt Nam phần nhiều xuất phát từ những câu, những bài ca dao. Hai câu “ Chim quyên ăn trái nhãn lồng, Thia lia quen chậu, vợ chồng quen hơi “đã được phát triển thành bài dân ca Lý chim quyên bằng cách lặp lại, thêm vào từ đệm, nhấn nhá, luyến láy:

Chim quyên ( guầy ) ăn trái ( guây ), nhãn ( í a )  nhãn lồng ( à ), nhãn ( í a ) nhãn lồng    ( à ) ơi con bạn mình ơi.
Thia lia ( guầy ) quen chậu ( guây ), vợ ( í a ) vợ chồng, vợ ( í a ) vợ chồng, ới con bn quen hơi.

Và đoạn sau được thêm vào :

Chim quyên ( guầy )   xuống  suối ( guây ), tha ( í a ) tha mồi, tha  (í a ) tha mồi, ơi con bạn mình ơi
Thương em ( guầy ) lao khổ ( guây ), anh (í a ) anh ngi, anh ( í a ) anh ngồi, ơi con bạn chẳng yên.
Chim ơi chim xa rừng, chim thương núi nhớ non,
Người cách xa cội nguồn (à), người cách xa xội nguồn, ôi đau khổ có gì buồn hơn, ôi đau khổ có gì buồn hơn.

Bài dân ca Lý con sáo được phổ biến với nhiều làn điệu khác nhau của khắp ba miền Bắc Trung Nam xuất phát từ hai câu
:

Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng bay xa.

Tương tự như thế là trường hợp bài Lý ngựa ô, được hát với các làn điệu khác nhau của miền Bắc, của Huế, của Quảng, của Nam Bộ… , nhưng phần lời ca thì tất cả đều dựa trên hai câu :

Ngựa ô anh thắng kiệu vàng
Anh tra khớp bạc, đưa nàng vdinh.

Từ chỉ hai câu phát triển thành cả một bài ca, sự sáng tạo của “ tác giả ” khuyết danh thật đáng khâm phục. Tuy thế, dân ca cũng có khi lấy cả một bài, và nếu tách phần nhạc đi vẫn có thể đọc như một tác phẩm  viết, có điều là dân ca - ca dao được phổ biến trước hết là bằng cách truyền miệng, tức là chấp nhận nhiều dị bản. Mặt khác, dân ca – ca dao xuất phát từ những vùng miền khác nhau nên ngôn ngữ mang tính địa phương, bài của vùng miền này có thể khó hiểu với  nguời ở vùng miền khác thành ra có khi cần phải “ phiên dịch ” từ tiếng Việt sang tiếng … Việt, nghĩa là từ tiếng địa phương sang tiếng phổ thông thì mới hiểu được.

Bài viết này giới thiệu một bài dân ca – ca dao nghe được ở Quảng Bình.

Khoai to bồn thì tốt cộ
Đậu ba lá thì vừa un
Gà mất mạ thì lâu khun.
Gái thiếu trai thì thậm khổ.
Trai thiếu gái cũng thậm khổ !
Trời sinh voi thì sinh cỏ
Trời sinh giếng thì sinh mo
Trời sinh sông thì sinh đò.
Trời sinh O thì sinh tui.
O một mình cũng khôn đặng
Tui một mình cũng khôn đặng.
Gió ngoài biển hắn dồn vô
Mây trên trời hắn cuốn lại.

Cái đặc điểm của ngôn ngữ mang tính địa phương như đã nói ở bên trên thể hiện ngay ở ba câu đầu tiên :

 Khoai to bồn thì tốt cộ
Đậu ba lá thì vừa un
Gà mất mạ thì lâu khun.

Xin phiên dịch ngay : Bồn còn gọi là  vồng , có nơi gọi là rò , cộ = củ, un = vun (đắp cao lên ), khun = khôn.

( Thời kỳ 1978-1980, người viết mới thuyên chuyển vào miền cao, khi hướng dẫn học sinh lao động  - trồng cà rốt - đã được anh em đồng nghip dặn dò: Anh nhớ cho học sinh lấy vá  lên  rò cho cao, mà có đem theo  bình xoa  không đó. Phải nhờ giải thích mới hiểu được : vá là cái xẻng, cái xuổng. Lâu nay chỉ dùng vá để múc canh ( ngoài Bắc lại gọi là i  hay muôi ) ở đây dùng để xúc đất, còn rò  là vồng, là bồn, bình xoa = thùng tưới, bình tưới, hẳn là mượn tiếng Pháp, arrosoir . )

Vậy thì ba câu mở đầu này chẳng là gì khác những kinh nghiệm dân gian trong chăn nuôi, trồng trọt, vốn là một nội dung thường gặp trong kho tàng tục ngữ ca dao Việt Nam. Trồng khoai đắp vng cao lên sẽ có củ lớn, gieo hạt đậu lúc cây mọc được ba lá hãy bắt đầu vun gốc, đừng tách gà con khỏi mẹ sớm quá chúng sẽ chậm  khôn.   Những kinh nghiệm tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng biết, cũng thực hành được. Điều đáng nói là ở ch diễn đạt. Hãy để ý từ "thì" lặp lại ở ba câu. Mới tập viết văn ai cũng được nghe dặn là viết tiếng Việt nhớ đừng dùng thì, là, đừng có viết  Chị tôi thì / là đẹp theo kiểu tiếng Anh, tiếng Pháp My sister is pretty, Ma sœur est belle. Đúng trong ví dụ này nhưng trong mấy câu ca dao trên làm sao bỏ chữ thì được :

Khoai to bồn thì tốt cộ
Đậu ba lá thì vừa un
Gà mất mạ thì lâu khun.

"Thì "ở  đây biểu thị quan hệ  điều kiện : Nếu trồng khoai mà đắp vồng to lên, khoai sẽ có củ lớn, hoặc là quan hệ về mục đích : Muốn có củ lớn thì nhớ đắp vồng to. Một cách lập luận chặt chẽ, dẫn đến một lẽ đương nhiên : Có A ắt hẳn sẽ có B, muốn có B thì phải có A. Cũng cách diễn đạt đó, ca dao còn có câu :

Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.

Nhiều người chê chữ thì và tự ý thay bằng chữ phải, vừa thô bạo, vừa khiên cưỡng :

Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy !

Đoạn kế tiếp sẽ cho thấy toàn bài là lời lẽ của một người con trai nói với một cô gái. Anh chàng bắt đầu bằng chuyện cỏ cây, thú vật, rồi đột ngột chuyn qua chuyn con người :

Gái thiếu trai thì thậm khổ.

Cũng cái chữ "thì"  đó, cũng lối nói quyết đoán, không còn gì để bàn cãi đó. Nếu ai cũng thừa nhận những kinh nghiệm dân gian nói trên thì làm sao không tin ở nhận xét khách quan này:
Gái mà thiếu trai là khổ vô cùng, nói cho mà biết đó – nghe như lời cảnh báo, đe dọa ! May mà anh vội nói tiếp vế ngược lại:   
     
Trai thiếu gái cũng thậm khổ !         
Vậy là đã rõ, cả hai phía đều khổ như nhau, bởi lẽ cả hai phía đều cần nhau. Anh giải thích :

Trời sinh voi thì sinh cỏ
Trời sinh giếng thì sinh mo
Trời sinh sông thì sinh đò.

Mo ở đây là i mo cau, cái bẹ bọc quanh buồng cau, có rất nhiều công dụng. Còn non, mo hơi mềm có thể dùng để ém cơm cho do, cho chắc, có thể để dành ăn dần, rất tiện nếu mang đi đường . Khi già, mo cng và dai, cắt và xếp lại làm gàu thả xuống giếng múc nước. Cũng có thể cắt làm quạt, cái vật dụng tầm thường, đơn giản mà giá trị rất lớn, có thể đổi lấy ba bò chín trâu, một xâu cá mè, một bè gỗ lim, hay mt con chim đồi mồi,  như cái qut mo của Thằng Bờm. Trẻ em ở thôn quê còn lấy cái mo, dính với cả tàu lá cau, chơi trò kéo xe : một đứa ngồi lên mo, một đứa cầm tàu lá kéo chạy. Mo cau còn một công dụng bất ngờ nữa : trẻ hư bị đòn roi quất vào mông chỉ việc ly mo lén nhét vào qun, che cái mông đi và sẵn sàng chịu vài chc roi không hề hấn gì !   
      
Chàng trai giải thích việc trai và gái thiếu nhau thì đều khổ vì đều cần đến nhau bằng cách đưa ra những dẫn chứng  sinh động, dễ nhìn thấy, dễ cảm nhận, khó bài bác, khó tranh cãi : Có voi ắt sẽ có cỏ, có giếng ắt sẽ có mo, có sông ắt sẽ có đò. Nhưng điều anh muốn nói nhất không phải chỉ chừng đó, mà là :

Trời sinh O thì sinh tui.

Tiếp theo chuỗi lập luận trên tất phải hiểu : Có O ắt sẽ có tui. Đối với dân miền Trung, cái chO này hay lắm. Viết chữ O như vẽ hình tròn , mà phát âm thì hai môi cũng phải tròn lại. O tròn trịa và chất phác, O tròn vẹn và chung thy, O tròn trĩnh và dễ thương, O tròn trặn và no đủ.

O là chị hay em gái của ba ( chỉ một O thôi, không phân biệt em gái ba là  Cô mà chị là Bác như người miền Bắc ).
O cũng là , O con gái = cô con gái , có khi được dùng như đại từ nhân xưng. Quen gi O mà lạ cũng gọi O. O ơi, O nớ ơi. Thân cũng O mà sơ cũng O.

Không ngó anh răng nhìn xuống đất ?
Đất có chi đẹp đẽ mô nờ .
Theo nhau từ hôm nớ hôm tê.
Anh hỏi mãi răng O không nói ? ( Mường Mán)

Gần cũng O mà xa cũng O. O có nhớ anh / tui không ?  Nhưng dù lạ hay quen, dù thân hay sơ, dù xa hay gần thì O lúc nào cũng ngọt ngào, đằm thắm.

Trời sinh O thì sinh tui.

Xưng tui và gọi người kia là O. Cách nói thận trọng mà không xa cách, bạo dạn mà không suồng sã. Còn nội dung thì rõ ràng và dứt khoát : Có o ắt sẽ có tui. Tui cần o mà o cũng cần tui. Anh chàng tiếp tục cái giọng cảnh báo, đe dọa nhẹ nhàng bên trên :

O một mình cũng khôn đặng
Tui một mình cũng khôn đặng.

Cuộc đời tất nhiên là phải có o có tui. Như là một hoàn cảnh đã định sẵn, một số phận đã an bài. Nhưng không thể việc ai ny làm, đường ai nấy đi. Không thể, không được, khôn đặng. O không thể một mình, tui cũng không thể một mình. Bởi nếu như thế, cả hai chắc chắn sẽ phải đương đầu với vô vàn  khó khăn trở ngại :

Gió ngoài biển hắn dồn vô
Mây trên trời hắn cuốn lại.

Đâu phải chỉ là những khó khăn đời thường, cô đơn, lạnh lẽo, túng thiếu, ốm đau. Trầm trọng hơn nhiều, nguy hiểm hơn nhiều, mãnh liệt hơn nhiều, nghiệt ngã hơn nhiều. Đó là gió mưa, bão táp, mối đe dọa thường xuyên không biết lúc nào ập đến. Đó là mây đen, bóng tối che phủ những ước vọng bình yên. Xin để  ý từ “ hắn ” lặp lại ở hai câu trên, thường hắn  chỉ dùng để nói về người, ở đây gió mây được gọi là hắn nghĩa là được xem như là người :  sự đe dọa của thiên nhiên đất trời sẽ ghê gớm hơn nếu có thêm yếu tố con người, dữ dội, tàn khốc, khó lường, khó tránh.

O một mình, tui một mình nguy hiểm như thế đó, đáng sợ như thế đó. Vậy thì …

Vậy thì sao, chàng trai bỏ lửng. Bài dân ca - ca dao kết thúc mà không đưa ra kết cục nào. Thôi đành chờ phản ứng của cô gái. Một nụ cười ( muốn hiểu sao thì hiểu )? Một cái lắc đầu ? Hay làm thinh ( là tình đã thuận ) ? Ai mà biết. Trong khi chờ đợi hãy đọc li cả bài :

 Khoai to bồn thì tốt cộ
Đậu ba lá thì vừa un
Gà mất mạ thì lâu khun.
Gái thiếu trai thì thậm khổ.
Trai thiếu gái cũng thậm khổ !
Trời sinh voi thì sinh cỏ
Trời sinh giếng thì sinh mo
Trời sinh sông thì sinh đò.
Trời sinh O thì sinh tui.
O một mình cũng khôn đặng
Tui một mình cũng khôn đặng.
Gió ngoài biển hắn dồn vô
Mây trên trời hắn cuốn lại.
O với tui cùng cuốn lại.

Lần này thêm một câu : O với tui cùng cuốn lại. Có phải vẫn là lời chàng trai, anh không bỏ lửng mà chờ lúc bất ngờ nhất mới nói tiếp, nghe như rủ rê, mời gọi ? O đừng một mình, tui không một mình, O với tui cùng cuốn lại thì sá gì gió dồn với mây cuốn. Bởi mây trên trời hắn cuốn lại là tối tăm, cuồng nộ, còn O với tui cùng cuốn lại là đùm bọc, chở che, chia sẻ, là sẵn sàng cùng nhau đương đầu mọi gian nan khốn khó. Có chút gì tinh nghịch mà thật lòng, táo bạo và thuyết phục.

Có điều là không hiểu văn bản gốc đã có câu này hay là trong quá trình lưu truyn ai đó đã thêm vào ? Tuy nhiên, cho dù thực tế thế nào đi nữa thì rốt cuộc vẫn phải chờ phản ứng của cô gái. Một nụ cười ( muốn hiểu sao thì hiểu )? Một cái lắc đầu ? Hay làm thinh ( là tình đã thuận) ? Ai mà biết.

THÂN TRỌNG SƠN
11 / 2008