Friday, March 20, 2015

118. PHẠM CAO HOÀNG Truyện thật của tác giả MƠ CÙNG TÔI GIẤC MƠ ĐÀ LẠT & VỀ CHỐN CŨ





PHẠM CAO HOÀNG




đng bên b vc t sinh
vẫn nghe em hát bản tình ca xưa
P.C.H.


1.

Hôm y là Saint Patrick’s Day, 17.3.2011. Như thường l, Cúc Hoa và tôi thc dy sm, ung vi nhau mt cc cà phê, ăn nhanh ba đim tâm nh, ri nhà và đi làm. Chúng tôi không làm chung mt ch nhưng đi làm cùng mt gi và ngày nào chúng tôi cũng phi có m ch làm trước 6 gi sáng. T nhà đến ch làm không xa lm, khong mười phút lái xe.

Kho
ng 7 gi sáng tôi nhn được đin thoi t ch Cúc Hoa làm, hi sao không thy Cúc Hoa đến. Tôi ht hong. T lúc ri nhà đến gi đã mt tiếng đng h ri, sao li chưa ti ch làm? Đây là điu không bình thường. Hoc là xe b hng trên đường đi, hoăc là b đng xe. Không l b bt cóc? Tôi bm máy gi đin thoi cho Cúc Hoa. Gi nhiu ln nhưng không thy Cúc Hoa tr li. Rõ ràng có chuyn chng lành. Tôi báo tin cho các con tôi biết và cùng nhau đi tìm trên l trình Cúc Hoa vn đi v hàng ngày. Không thy bóng dáng Cúc Hoa và cũng không tìm thy chiếc xe ca Cúc Hoa đâu.

L
i liên tiếp bm s đin thoi ca Cúc Hoa đ gi. Đến hơn 8 gi thì đin thoi ca Cúc Hoa đ chuông, Người tr li không phi là Cúc Hoa, mà là mt ging n người M.

Tôi h
i ngay:

-  Nhà tôi đang  đâu, thưa cô?
-  Inova Fairfax Hospital.
-  Chuyn gì đã xy ra cho nhà tôi?
- Bà y b đng xe. Xe cp cu đưa vào bnh vin sáng sm hôm nay.
-  B thương có nng không?
-  Thoát chết nhưng b thương khá nng.

V
a lúc y tôi nhn được đin thoi ca Quỳnh Anh, cô gái út ca tôi.
-  Con đã vào ti bnh vin. Đang làm mt s th tc v thông tin cá nhân và bo him. Má đang nm trong phòng cp cu. H cho biết má b r xương chu và phía dưới đu gi, cn được phu thut ngay trong ngày hôm nay.
-  Ba và mi người s vào ngay.
-  Khi cn ba ơi . Có con  đây được ri mà. Vào cũng ngi đó thôi, h chưa cho gp đâu. Chiu ri hn vào, tin th mang theo đ đc cho má luôn.

 nhà đng ngi không yên nên sau đó mi người vào hết trong bênh vin.

Đ
ến 3 gi chiu thì ca m xương chu hoàn tt và hai tiếng sau đó h đưa tôi vào phòng hi sc gp Cúc Hoa. Tôi bước vào, nhìn thy Cúc Hoa. Mt Cúc Hoa hơi sưng và có mt vết bm nh trên mũi, còn chân trái thì băng kín mít. Cúc Hoa m mt nhìn tôi, không nói gì, ri hai dòng nước mt t t lăn trên má. Khuôn mt và đôi mt ca Cúc Hoa bun mt cách l lùng. Sut đi tôi, tôi s không bao gi quên khuôn mt Cúc Hoa và nhng git nước my. Khuôn mt ca s chu đng mt đi gian khó cùng nhng git nước mt ca hnh phúc xen ln kh đau.

Chúng tôi yêu nhau thi chiến tranh, cưới nhau lúc hòa bình, cuc  sng   trin  miên  vt v,  và  bây gi  Cúc Hoa  phi chu nhng  đn  đau  ghê  gm  v  thân xác  trong nhng ngày lưu l x người. Tôi t hi ti sao không phi là tôi mà li là Cúc Hoa. Tôi cũng không ng có mt ngày Cúc Hoa phi rơi vào mt hoàn cnh  như thế này vì Cúc Hoa vn là người lái xe rt cn thn.

Đêm đó ai cũng mu
 li trong bnh vin vi Cúc Hoa nhưng h ch cho phép mt người . Tôi nói  các  con c   v   đi làm bình thường, còn tôi s là ngườ li. Trong nhng gi phút khó khăn nht ca Cúc Hoa, tôi cn phi có mt bên nàng. 

Cúc Hoa n
m đó, trên giường bnh, lng l, hơi th mt nhc. Tôi ngi bên cnh, nghĩ lan man đ th chuyn, nh mênh mang đon đường đi mà hai chúng tôi đã đi qua. Chúng tôi quen nhau  trong mt đêm thơ nhc do nhóm bn Phan Bá Chc, Nguyn Ngc Phong, Trn Minh Trin, Nguyn Khc Nhượng và Nguyn Hin Tiên phi hp vi Lê Uyên Phương t ch quán  Lc Huyn Cm, Đà Lt.  Thu y tôi mê thơ và nhc hơn bt c th gì trên cõi đi này. Tôi là mt con nga hoang ch thích rong rui lang thang đây dó. Khi quen Cúc Hoa, mi th bt đu thay đi, và tôi biết đã đến lúc tôi cn phdng bước giang h. Cúc Hoa đến vi tôi nh nhàng , nng nàn,  và vô cùng lãng mn.

Thế h chúng tôi, mà Trn Hoài Thư gi là “thế h chiến tranh”,  là mt  thế h  không may mn.  Thi chiến tranh thì sng trong chết chóc, lo âu, s hãi. Khi hòa bình thì sng trong cơ cc,  khó khăn. S nh nhàng, nng nàn, và lãng mn  ca Cúc Hoa đã giúp tôi vượt qua nhng khó khăn nhiu lúc tưởng chng như không vượt qua ni.

Cúc Hoa n
m đó, trong ni đn đau ca thân xác.

th
ương em ngày nng Tuy Hòa
chiu mưa Đc Trng sáng Đà Lt sương
thương em và nhng con đường
mt thi tôi đã cùng em đi v
bây gi l đt l quê
bước chân phiêu bc biết v nơi đâu
thương em nng dãi mưa du
đau cùng tôi vi ni đau riêng mình
chia cùng tôi mt chút tình
ca ngàn năm trước và nghìn năm sau

Cúc Hoa n
m đó, vn khuôn mt thánh thin nhưng có hn lên nhng nét kh đau. Mt đi Cúc Hoa hết tình hết nghĩa vi tôi và các con. Tôi cu mong sao vết thương không nng lm đ Cúc Hoa có th vượt qua tai ách này.

Đ
ến gn na đêm, Cúc Hoa tnh thuc mê và đã có th gượng nói chuyn vi tôi.
-  Em có nh mi vic xy ra như thế nào không?
-  Em ch nh là mình lái xe chy trên đường Westfields, qua khi bưu đin thì không biết gì na.
-  Em thy trong người thế nào?
-  Đau nhc và ê m khp người. Em b thương có nng không anh?
-  Chân trái em b rn hai ch. Chiu nay h đã m và chnh sa phn b r xương chu.
-  Chng nào h m ch còn li?
-  H nói phi theo dõi s hi phc và sc chu đng ca em ri mi tính tiếp.
-  Liu sau này chân em có b tt hay không?
-  Không đâu em.

Tôi nói đ Cúc Hoa an tâm ch tht ra ch có tri mi biết ri đây Cúc Hoa s như thế nào.

Cúc Hoa tr
m ngâm, im lng hi lâu.
-  Em đang nghĩ gì?
-  Em bun quá . Hết chuyn này đến chuyn khác. Mun yên mà vn không yên.
-  Em c bình tĩnh, mi vic ri cũng s n thôi.
- Em nh Đà Lt. Mai mt lành bnh anh đi vi em v Đà Lt anh nhé.
-  , anh s đi vi em. Sao em lnghĩ v Đà Lt trong lúc này?.
-  Tht ra, không phi  lúc này, mà lúc nào em cũng nghĩ v Đà Lt. Em tìm thy s bình yên  đó.
-  Anh cũng nghĩ như em.
-  Anh ơi. Anh hát em nghe bài  GI EM, ĐÀ LT đi.

V
n là mt Cúc Hoa đy cht lãng mn trong bt c hoàn cnh nào nên tôi không ngc nhiên v đ ngh này. Đng bên b vc t sinh.  Vn nghe em hát bn tình ca xưa.  Lúc này đây,  trong ni đau đn tt cùng ca Cúc Hoa, tôi sn sàng làm bt c điu gì đ nh bt đi ni đau ca nàng, hung chi là hát mt bài hát. GI EM, ĐÀ LT là bài hát tôi viết cho Cúc Hoa khi chúng tôi mi quen nhau.

Tôi hát nh, va đ cho Cúc Hoa nghe.

sáng nay mưa đã v
ngàn thông xao xuyến khách phương xa
hi cô em Đà Lt
v đâu?
tôi mun theo v vi người
mưa cho đôi má em hng
mưa cho đôi mt nai tròn
mưa bay qua cõi vô cùng
và tôi bay gia mênh mông
mưa âm vang sut bên đi
mưa lang thang my phương tri
mưa qua như dáng thu người
đi vui thêm tiếng em cười
sáng nay mưa đã v
vườn kia hoa n đóa tương tư
gi cô em Đà Lt
bài thơ tôi viết khi v vi người

Cúc Hoa nói nh:
-  Cám ơn anh.

Tôi đùa:
-  You’re welcome.
-  Anh ơi. Em mun gp Thun. Anh nói Thun sang thăm em anh nhé.
-  Sao em li nghĩ đến Thun trong lúc này?
- C nghĩ v Đà Lt là em li nghĩ đến anh, đến Thun,  và nhng ngày tháng êm đm hi đó.

Thun là bn thân ca Cúc Hoa. C hai hc cùng mt lp, nhà  cùng mt đường. Sau 1975, còn gp nhau được my ln, ri Thun vượt biên, mt liên lc. Mãi đến thgian gn đây, nh mt bài viết ca Trn Yên Hòa trên nht báo Sài Gòn Nh  California, Thun mi  ni li liên lc vi Cúc Hoa. Thun đp, lãng mn, và chuyn tình ca Thun và Thnh là mt trong nhng chuyn tình tuyt vi nht trn gian này.

Trong thi gian Cúc Hoa quen vi tôi thì Thun quen vi Thnh, lúc y đang h Đi Hc Chiến Tranh Chính Tr Đà Lt. Sau 1975, Thun tiếp tc hc nhng năm cu đi hc khoa hc, còn Thnh đi hc tp ci to, và hai người mt liên lc vi nhau. Mt ngày kia, trong mt ln đi thc tp ti mt vùng nông thôn  Bình Thun, tình c Thun gp mt nhóm tù ci to, trong đó có Thnh. Trước mt Thun, Thnh không còn là Thnh hào hoa phong nhã ngày nào, mà là mt tm thân tàn ma di, b st rét nng nên bước đi không ni, phi chng gy. Sau ln gp g y, Thun thường xuyên đi thăm nuôi Thnh. Bt chp li ra tiếng vào, Thun gi nguyên tm lòng chung thy, và khi Thnh ra tù hai người t chc đám cưới, Ri người đi trước, k đi sau, c hai cui cùng cũng đến được nướM sau nhiu ln vượt biên tha sng thiếu chết. Hin nay h là nhng người khá thành công, sng hnh phúc cùng hai con  New Orleans, tiu bang Louisiana.

-  ,  anh  s  nói  Thun sang thăm em. Bây gi thì em c gng ng  đ ly li sc.

Năm ngày sau các bác sĩ tiến hành ca m th hai, chnh sa ch r phn xương phía dưới đu gi. Li lên bàn m. Li gây mê. Li ngi nơi phòng tiếp tân ca khoa gii phu, hi hp tng giây tng phút ch kết qu ca m. Ch trong vòng năm ngày mà Cúc Hoa phi trqua hai ca đi phu, liu nàng có đ sc đ chu đng ca m th hai không?

Cu
i cùng thì mi viêc din tiến tt đp và ca m hoàn tt.

Lisa, cô y tá tr
c, nói vi tôi:
-  Các bác sĩ rt ngc nhiên v sc chu đng và kh năng hi phc ca bnh nhân này. Nhiu người phi ch mt hoc hai tun sau mi thc hin ca m tiếp theo.
-  Cô có nghĩ là sau này nhà tôi s bình thường không?
-  Tôi nghĩ vy.

Tuy nhiên tôi vn chưa an tâm. Tôi tìm gp Daniel, bác sĩ chính ca ca m.
-  Thưa bác sĩ, phi mt bao lâu nhà tôi mi có th đi li được?
- Khong 6 tháng. My tháng đu đng gp đu gi quá 90 đ và hai chân không được chéo qua nhau.
-  Khi v nhà vic chăm sóc s như thế nào?
-  Chúng tôi s cho y tá và therapists đến tn nhà chăm sóc và theo dõi trong mt tháng, mi tun 3 ln. Tuy nhiên người nhà cn sp xếp đ chăm sóc bnh nhân hai bn trên hai bn. Nếu cn giúp đ, hãy gi chúng tôi.
-  Liu sau này nhà tôi có b t chân không?
-  Cái đó còn tùy vào s luyn tp ca bnh nhân.


Thôi thì bao lâu cũng đ
ược, vt v bao nhiêu cũng được, tn kém thế nào cũng được, min là Cúc Hoa có th tr li cuc sng bình thường, đi tiếp cùng tôi và các con trên quãng đường còn li.



2.

Cúc Hoa xut vin vào mt ngày cui đông. Nhng cơn bão tuyết đã đi qua, cây phong trước nhà đã bt đu đâm chi non, và khu vườn sau nhà đã có tiếng chim hót líu lo sau nhng ngày trn tuyết. Cúc Hoa tr v mái nhà xưbng xe lăn nhưng ming vn tươi cười. Tôi hiu tâm trng ca nàng.  đâu cũng không bng  nhà ca mình. Còn v được ti nhà là mng ri.



Các con tôi,  Thiên Kim, Anh Kim, Quỳnh Anh,  ch Vân - mt người bn ca Cúc Hoa, và tôi lên lch chăm sóc Cúc Hoa, chia phiên nhau đế lúc nào cũng có người bên cnh giúp Cúc Hoa tp therapy và các sinh hot cá nhân.  Tôi đt chiếc sofa gn ch nm ca Cúc Hoa làm giường ng cho mình vào ban đêm đ tin vic chăm sóc.. Đó là khong thi gian tôi không phân bit ngày và đêm, khi nào cn thc thì c thc, khi nào mt quá thì ng thiếp đi.

Cúc Hoa ái ngi cho tôi và các con:
-  Em ân hn quá. Vì em mà anh và các con phi kh.
-  Em đng nghĩ vy.
-  Đã nhiu đêm anh mt ng. Anh có mt lm không?
- Đâu có sao. Có mt mt chút nhưng thm vào đâu so vi nhng kh s mà em đang phi gánh chu.
-  Nm mt ch em mi hiu hết giá tr ca đôi chân.
-  Vn đ là thi gian. Sáu tháng s trôi qua, ri em s đi li bình thường thôi mà.

Cúc Hoa dân Đà Lt nên quen ung cà phê vào bui sáng. Sáng nào Cúc Hoa cũng pha hai ly cà phê sa, mt cho tôi và mt cho nàng. Tr phi có bn bè, còn bình thường tôi ít khi ra quán vì ch thích cà phê do Cúc Hoa pha. Cám ơn nhng sáng êm đm. Khói cà phê quyn bên hiên nhà mình. Bây gi Cúc Hoa nm bnh tôi quên mt thói quen này, sáng ra cũng chng bun pha cà phê.


Cúc Hoa nói vi tôi:
-  Em đã quen vi mùi cà phê mi sáng my chc năm nay ri, bây gi vng nó thy nh quá. Em không ung được nhưng anh c pha mt ly cho anh đ em có th tìm li mùi cà phê.
-  Lu bu đ th chuyri cũng quên luôn. , mi sáng anh s làm như vy.

Đ
ến cui tun, các con tôi t chc barbecue, mng m đã v nhà. Các em ca Cúc Hoa -Ánh và Trung, t Maryland cũng lái xe sang tham d. Mi người đu vui vì Cúc Hoa đã có th nhìn thy ánh sáng  cui đường hm.

Va lúc y, Nguyn Trng Khôi t Boston gi sang:
-  Tình hình sao ri? Cúc Hoa đã v ti nhà chưa?
-  V ri. C nhà đang ăn mng.
-  Ông nói gì l vy? Sao li ăn mng? Nghe nói nng lm mà.
- Đúng là nng. Mng là vì là vì ch b thương là ch có th cha tr được, còn đu óc thì vn bình thường.
-  Như vy thì cũng đáng mng tht. Đu tháng ti sang Virginia trin lãm tranh  tôi s ghé thăm.

Trước 1975, khi còn  Đà Lt, Cúc Hoa và tôi rt thân vi Phan Bá Chc và Hoàng Ngc Lĩnh. Bây gi  có lúc Lĩnh  Canada, có khi  Singapore, ri li tr v Vit Nam. Tháng trướt Canada Lĩnh sang  li vi chúng tôi my ngày, đã có mt ti hp mt đáng nh, và Lĩnh c khóc vì được sng li cái không khí m cúng ca thơ và nhc, ca tình bn thu nào. Đêm đó chúng tôi ung rượu chát, nghe Nguyn Trng Khôi, Nguyn Ngc Phong hát, nghe Đinh Cường, Nguyn Minh Nu đc thơ.

T Singapore Lĩnh gi sang, ging ht hong:
-  Lĩnh có nghe tin này,  và mong nó là cái tin không có tht. Có phi Cúc Hoa b đng xe không?
-  Đó là tin có tht Lĩnh ơi.
-  Mi tháng trước gp Cúc Hoa mà bây gi sao li thế này?
-  Hôm đó Cúc Hoa lái xe đi làm và không may tai nn đã xy ra.
-  Có biết nguyên nhân vì sao không?
-  Phi  ch report ca cnh sát mi biết đượ.
-  B thương có nng không.
-  Nói là nng cũng được, mà nh cũng được, nhưng nói chung mi vic s không đến ni nào.
-  Như vy là mng cho Cúc Hoa quá. Hàng tun Lĩnh s gi sang nói chuyn cho Cúc Hoa vui.

Thi gian  Virginia tôi may mn được gp g hai ha sĩ tài hoa Đinh Cường và Nguyn Trng Khôi. Duyên văn ngh đã giúp tôi có được mi thân tình vi nhng kỳ hoa d tho này. C hai đu có  đc đim chung là sng hết lòng vi ngh thut,  bn bè, và gia đình.  Đinh  Cường  người  nho nhã, hin hòa, ít nói. Nguyn Trng Khôi lch lãm, hào sng, và tháo vác. Nhìn nhng công trình ngh thut đ s ca h,  tôi thy mình nh bé li.

Riêng Nguyn Trng Khôi có mt kh năng rt đc bit, thuc vào loi hiếm có: anh có th viết nhc, t son hòa âm cho bn nhc đó, t hát như mt ca sĩ có đng cp, t  thu âm, và sau đó t làm thành đĩa CD hoc DVD.

Đ
u tháng tư,  Nguyn Trng Khôi t Boston mang tranh sang Virginia cùng các ha sĩ Đinh Cường và Trương Vũ t chc cuc trin lãm ch đ Awakening Spring ti Arlington Arts Gallery, sn dp hai anh ghé thăm Cúc Hoa.
Bước vào nhà, nhìn thy Cúc Hoa ngi trên xe lăn, anh Đinh Cường nói ngay:
-  My hôm ri tôi vn cu nguyn cho Cúc Hoa.

Còn Nguyn Trng Khôi ly t túi xách ra mt gói nh :
-  Quà cho Cúc Hoa.

Cúc Hoa và tôi không th tin vào mt mình. Đây là đĩa DVD bài hát GI EM, ĐÀ LT, Nguyn Ngc Phong hát, Nguyn Trng Khôi sohòa âm và thu âm, trên đĩa có in hình ca Cúc Hoa. Cúc Hoa xúc đng đến nghn ngào, còn tôi khó có th din t hết cm xúc ca mình lúc y. Tôi thy có si dây tình cm thiêng liêng ni tm lòng ca nhng người bn văn ngh li vi nhau.  T khi nghe tin Cúc Hoa b nn đến hôm nay ch mi có mười ngày, li bn rn vi vic chun b  cho cuc trin lãm, vy mà Nguyn Trng Khôi và Nguyn Ngc Phong làm xong bài hát đ tng Cúc Hoa.

Trước ngày Cúc Hoa b tai nn mt thòi gian ngn, Cúc Hoa và tôi cùng hàng triu người trên thế giói đã xúc đng v câu chuyn tình ca hai bn tr người  M Chris Medina và Juliana Ramos. Medina, 26 tui, sng  Chicago, đính hôn vi Ramos vào năm 2007, và l cưới d đnh s din ra hai năm sau. Trước ngày cưới hai tháng, Ramos   không may  b đng xe, chn thương s não, không còn nói được, chân tay gn như b lit, và tr thành mt người tàn phế sut đi, mi sinh hot ca bn thân phi cn đến s tr giúp ca người khác. Medina vn gi lòng chung thy vi v hôn thê, t nguyn làm người chăm sóc thường xuyên (a full-time caretaker) cho Ramos.

Nh
ng ngày Ramos nm bnh vin, Medina  viết ca khúc WHAT HAS BECOME OF ME tng cho Ramos, trong đó có nhng ý tưởng đy xúc cm: 'Tôi đang dành cho em tt c nhng gì tôi cn phi dành cho em… Trong gi phút đen ti nht ca cuc đi em, tôi s là ánh sáng cho em ( I’m giving you all I’ve got to give… In your darkest hour, I’ll be your light)".

Trường hp ca Cúc Hoa không bi đát như Ramos, nhưng câu chuyn ca Medina và Ramos nhc tôi phi làm mt cái gì đó nhiu hơn cho Cúc Hoa.

DVD GI EM, ĐÀ LT mà Nguyn Trng Khôi và Nguyn Ngc Phong thc hin là món quà  vô giá dành cho Cúc Hoa vì  Cúc Hoa vn rt coi trng các giá tr tinh thn.  Liên tiếp trong nhiu ngày, Cúc Hoa xem đi xem li DVD GI EM, ĐÀ LT. Món quà ca nhng ngườbn quí làm Cúc Hoa thay đi rt nhiu:  lên tinh thn và bt bi quan.

Tôi liên lc vi ch làm, xin ngh vacation mt tháng đ  nhà vi Cúc Hoa. Theo hướng dn ca các nhân viên therapists , tôi giúp Cúc Hoa tp therapy. Đưa chân lên, th chân xung, Trèo lên giường, xung khi giường. Nhy cò cò mt chân. Tp đi bng cái walker. Lê lết, mt nhoài, đn đau, toát m hôi, và c nước mt. B t chân hay không còn tùy  s luyn tp ca bnh nhân. Mt đi đã vượt qua bao khó khăn, ln này không th  b cuc.  Li  còn  gic mơ Đà Lt na. V  Đà  Lt  s đi b nhiu, đi đ tìm li nhng k nim mt thi, không đi được thì làm sao thc hin gic mơ Đà Lt? Nhìn nhng đau đn ca Cúc Hoa khi luyn tp, tôi thy quá ti nghip. Dù hết sc c gng  trong hơbn tháng, Cúc Hoa vn chưa t đi được mà vn phi nh vào cái walker. Tôi không ng vic khôi phc nhng bước đi ca Cúc Hoa li khó khăn đến như vy. Thôi thì t an i, bác sĩ  nói phi mt sáu tháng mà.

Cho đến mt ngày đu tháng tám, c nhà chun b đ hai hôm na Thun t New Orleans sang chơi thì phép l đã xy ra. Bui sáng thc gic, Cúc Hoa xung khi giường, th đng lên và bước đi thì bng dưng đi được. Mt bước, ri hai bước, ri nhng bước tiếp theo, rt chm, nhưng không cn đến cái walker. Th đi lên cu thang thì cũng đi được. Qu là mt ngày đáng nh.  Cúc Hoa  đã tìm li nhng bước đi ca mình.Không biết đã đến lúc đi được, hay vì nim vui gp li người bn thân sau hơn ba mươi năm xa cách đã làm cho Cúc Hoa tăng thêm sc mnh. Có th là c hai.

Cô út Quỳnh Anh và tôi được giao nhim v ra phi trường Dulles  đón Thun. Máy bay đến đúng gi. Tôi d dàng nhn ra Thun trong đám đông hành khách vì Thun không thay đi bao nhiêu Vn đp và có phn tr hơn so vi tui tác.

Thu
n đi nhanh đến ch tôi:
-  Anh Hoàng phi không?
-  Trông Thun không khác hi xưa bao nhiêu.
-  Hơn ba mươi năm ri còn gì. Cúc Hoa đ chưa?
-  Đ nhiu ri. Gp Thun chc s đ hơn.

Gp li Thun là điu Cúc Hoa mơ ước trong nhiu năm . Nhng ngày Thu li là nhng ngày vui bt tn. Thôi thì nói đ th chuyn trên tri dưới đt.  Các con tôi, vn rt quí trng bn bè ca b m,  sp xếp công vic đ vui vi Thun, làm các món ăn  Vit Nam  đãi Thun, đưa Thun đi thăm nhng nơi cn viếng thăm như Th Đô Washington, DC và Khu Thương Mi Eden ca người Vit Nam  Virginia.

S có mt ca Thun làm Cúc Hoa mnh m hn lên, bước chân nhanh hơn, và tác đng khá mnh đến tinh thn ca Cúc Hoa. Sau ngày chia tay vi Thun, Cúc Hoa siêng năng luyn tp , bước đi tiến b thy rõ.



3.

Tai nn xy ra vào cui mùa đông. Bây gi là đu thu. Nhng hàng cây hai bên đường bt đu ngã sang màu vàng. Nhit đ du dn. Cúc Hoa đã có th đi li gn như bình thường.

-  Anh ơi. Ti nay anh đi b vi em nghe.
-  Em mun đi b ngoài tri?
-  , đi b ngoài tri. Mùa thu ri mà.

Mùa thu ri mà. Mùa thu năm y bên thm lá bay. Bàn tay nm cht bàn tay. Dìu nhau qua nhng tháng ngày gian nan. Chúng tôi chm chm đi  bên nhau dc theo nhng con đường quanh khu nhà chúng tôi đang . Đây là ln đu tiên k t cái ngày đnh mnh y Cúc Hoa có th đi b ngoài tri trên mt đon đường khá xa. Nhà chúng tôi  đường Nga Ô và đêm nay Cúc Hoa đã có th đi b đến tn h Thch Tho.

-  Em như va sng li. Bao gi mình đi Đà Lt h anh?
-  Ba tháng na thì mình s đi.
-  Anh biết em mơ gì không?
-  Mơ gì?
-  Khi va đến Đà Lt, mình kiếm mt chiếc xe chy v đường Hai Bà Trưng đ em nhìn căn nhà nơi em sinh ra và ln lên.
-  Sau đó?



Đường Ngựa Ô (Black Horse), Centreville, Virginia (Ảnh: PCH)


- Sau đó  đến đường Bùi Th Xuân, ngang qua ch ca quán Lc Huyn Cm ngày xưa, nơi đã đưa anh đến vi cuc đi em.
-  Tiếp theo?
-  Vào cà phê Tùng, anh ung mt ly cà phê đen, em ung mt ly đá chanh.
-  Xong ri đi đâu?
-  Xung ch Cu Ông Đo, ghé Thy T ung thêm mt cái gì đó. Có th anh ung mt ly rượu mnh, còn em s ung mt ly cà phê sa.
-  Ri thì đi đâu na?
-  Ri thì đi đâu cũng được, min là Đà Lt.

Tri đông bc đêm nay đp l lùng, và bên tôi Cúc Hoa đang mơ cùng tôi gic mơ Đà Lt.

Phạm Cao Hoàng
October 2011

Ghi chú: tên các nhân vật trong truyện là tên thật








1.

Chuyến đi chỉ có ba tuần mà chúng tôi phải chuẩn bị  đến gần ba tháng.  Có  nhiều  thứ  để chuẩn bị  nhưng quan trọng nhất vẫn là sức khỏe của Cúc Hoa. Cúc Hoa dành nhiều thời gian để tập đi bộ và leo dốc.  Kết quả  chụp X-ray trong lần tái  khám sau cùng cho thấy chỗ xương bị rạn đã lành hẳn. Bước đi chưa nhanh nhưng đã lấy lại được sự thăng bằng cần thiết.  Như vậy là có thể an tâm lên đường. Ngày nào chúng tôi cũng  bàn với nhau về những thứ cần mang theo, những nơi cần phải đến, những người cần phải thăm. Hơn mười năm rồi. Nhớ từng con đường, từng góc phố, từng khuôn mặt thân thương. 

Đêm trước ngày lên đường, chúng tôi thức trắng. Cả nhà rộn ràng như đêm giao thừa. Sau những tháng năm chờ đợi, hôm nay chúng tôi trở lại quê nhà.

Chúng  tôi  đi  máy  bay  của  hãng hàng không Korean Air, lộ trình Virginia – Seoul và  Seoul – Sài Gòn.  Từ Virginia đến Seoul mất 13 tiếng  và từ  Seoul về Sài Gòn thêm 5 tiếng nữa. Korean Air để lại cho tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vì đội ngũ tiếp viên rất  lịch sự và chu đáo. Đường xa tưởng là mệt lắm nhưng chẳng mệt gì cả. Định lên máy bay sẽ ngủ bù nhưng rồi cũng không ngủ được. Cứ dán mắt vào màn hình trước mặt theo dõi lộ trình chuyến bay xem đã  đến đâu, còn bao lâu nữa thì tới. Khoảng cách cứ thu lại dần, cho đến khi máy bay hạ cánh xuống phi trường Incheon, Nam Hàn, chúng tôi cảm thấy nhẹ nhỏm. Đoạn đường xa nhất đã vượt qua. Còn 5 tiếng nữa thôi, sắp về tới  nhà rồi.

9.1.2012, gần nửa đêm, chúng tôi về tới Tân Sơn Nhất. Làm thủ tục nhập cảnh xong, chúng tôi tìm đến chỗ nhận hành lý. Đồ đạc chúng tôi mang theo khá nhiều nên cũng hơi lo không biết có cái nào bị thất lạc hay không. May quá, không có cái nào bị thất lạc. Chúng tôi nghỉ qua đêm tại một khách sạn nhỏ ở Sài Gòn và chiều hôm sau  đã có mặt ở Tuy Hòa.

Tuy Hòa là một thành phố biển nằm giữa Nha Trang và Qui Nhơn, nơi tôi sống suốt thời gian theo học bậc trung học. Rời phi trường Đông Tác, chúng tôi đi nhanh một vòng trong thành phố. Tôi muốn thấy lại chiếc cầu 21 nhịp mà hồi đó tôi gọi là những nhịp cầu đen buồn bã. Tôi muốn nhìn lại ngôi trường Nguyễn Huệ, nơi đầy ắp những kỷ niệm của tuổi học trò.

Chúng tôi chỉ có một tuần ở Tuy Hòa. Tôi dành hết khoảng thời gian này để về Phú Thứ thăm mồ mả ông bà, thắp mấy nén nhang cho cha mẹ tôi và ở lại trong căn nhà thời thơ ấu. Xe chạy về Phú Thứ trên con đường quen thuộc dọc theo mương dẫn thủy của đập Đồng Cam, dọc theo những cánh đồng thơm ngát mùi hương của đất.

mùi hương của đất làm con nhớ
những giọt mồ hôi, những nhọc nhằn
cha đã vì con mà nhỏ xuống
cho giấc mơ đời con thêm xanh

mùi hương của đất làm con tiếc
những ngày hoa mộng, thuở bình yên
nồi cá rô thơm mùa lúa mới
và tiếng cười vui của mẹ hiền

Tôi mơ hồ thấy bóng cha tôi đang cúi xuống trên đồng ruộng,  mồ hôi nhễ nhại,  thấy bóng mẹ tôi thấp thoáng sau bếp,  loay hoay chuẩn bị bữa cơm chiều.

Cũng như nhiều gia đình  ở miền nam, sau 1975 anh em tôi sống tản mác  nhiều nơi, người sang Pháp, người qua Mỹ, người ở lại quê nhà. Chị Ba, chị Bốn, Tâm và Bảo là những người ở lại.  Suốt những ngày ở đó, mấy chị em cứ quấn quít bên nhau. Chúng tôi có những bữa ăn nơi chiếc bàn mà ngày xưa cả nhà thường quây quần trong bữa cơm chiều. Chúng tôi có những buổi tối ngồi trước hiên nhà chuyện vãn đến hai ba giờ sáng.

Tôi ra dòng sông Ba phía sau nhà, ngồi bên bờ sông mà lòng bồi hồi xúc động. Dù sao tôi vẫn còn may mắn có một quê nhà  để mà trở lại, có một dòng sông để ngồi nhớ tuổi thơ mình.

Không về thì thôi, đã về thì phải gặp người này một chút, người kia một chút cho vui. Đất lề quê thói mà. Do vậy, Bảo đưa tôi đi chào hỏi bà con. Trời mưa lai rai cả ngày nhưng đi thì cứ phải đi. Phước Bình, Phước Mỹ, Phú Nhiêu, Hòa Mỹ, Phú Thứ, Mỹ Lệ… Bà con nội ngoại chằng chịt, thật tình tôi không nhớ hết. Tôi đùa với Bảo, “ Chú đưa  đi đâu thì anh đi đó, bảo chào ai thì anh chào”.

Một tuần qua thật nhanh. Chưa kịp gì cả thì lại đến ngày phải ra đi. Không biết đây là lần thứ mấy tôi phải từ giã nơi này.  Cứ mỗi lần ra đi, tôi lại nhớ đến đôi mắt của mẹ tôi. Lần nào cũng vậy,  bà cứ cầm lấy bàn tay tôi,  “Đi đâu thì đi, nhưng lâu lâu nhớ về nghe con”. Ngày cuối cùng, tôi cứ nhìn đi nhìn lại căn nhà thời thơ ấu của mình, nhìn đi nhìn lại khuôn mặt của những người thân yêu trong gia đình. Chỉ lát nữa đây thôi, tất cả chỉ còn trong trí nhớ, chưa biết bao giờ mới gặp lại nhau.


2.

Trở lại Sài Gòn, chúng tôi có một đêm dành riêng cho nhóm bạn cũ ở Đà Lạt: Trần Minh Triền, Lan Khanh, Phan Bá Chức, Duy Thoán, Hồng Nam, Nguyễn Khắc Nhượng. Thời ở Đà Lạt, chúng tôi sinh hoạt chung trong ca đoàn TIẾNG NÓI, và Phan Bá Chức là linh hồn của ca đoàn. Ngoài hai mươi tuổi, Chức đã có thể dàn dựng và điều khiển những bản hợp xướng lớn như TRƯỜNG CA SÔNG LÔ, KHÚC HÁT SÔNG THAO… với hàng trăm người hát.  Chúng  tôi  gọi Chức là tự điển nhạc vì Chức thuộc và nhớ nhạc và lời của rất nhiều bài hát. Nhớ đến mức đáng ngạc nhiên. Chức có thói quen khi hát cứ nhắm nghiền mắt lại, thả hồn theo dòng nhạc.

Lâu lắm rồi mới được nghe lại giọng hát của các bạn tôi. NƯỚC NON NGÀN DẶM RA ĐI, TÌNH QUÊ, TÌNH HOÀI HƯƠNG… Tiếng hát của các bạn làm tôi nhớ vô cùng những ngày tháng cũ. Nhớ những đêm lang thang ngoài khu Hòa Bình với Nhượng, ấm lòng với một ly sữa đậu nành. Nhớ những tối ở nhà Chức Lĩnh nghe Chức hát những ca khúc trong tập  BẦY CHIM XƯA ĐÃ TRỞ VỀ. Nhớ những sớm sương mù quyện với khói cà phê ở  nhà Triền Khanh, Đơn Dương.

Các bạn đều ngạc nhiên khi thấy Cúc Hoa đi lại bình thường, nói  cười vui vẻ.  Triền  và  Khanh  cứ  suýt  xoa, “Hoa  khỏe  rồi, mừng quá. Bọn mình cứ nghĩ là sau tai nạn Hoa còn thê thảm lắm”.

Chức hát tặng Cúc Hoa bài ĐỒI THÔNG của Y Vân. Đây là bài
hát Hoa rất thích.


ngồi trên đồi vắng, bên gốc cây thông già
nhìn  theo  dòng  suối  trôi dưới chân đồi…
ôi ngày xưa ấy đã qua
tôi nhìn thơ ấu ra đi
như nhìn ai đó xa lạ
một ngày một vắng…
mịt mờ…


Nhượng đọc một bài thơ Nhượng viết năm 1973 khi xuống thăm tôi ở Trạm Hành, Đơn Dương. Ngày xưa, đi xe lửa từ Phan Rang lên Đà Lạt, hành khách phải qua nhiều trạm, trong đó có Trạm Hành, nằm ở phía trên Đơn Dương một chút. Bài thơ làm tôi nhớ Trạm Hành với rừng tiếp rừng, với một trời sương trắng phủ mùa đông, với những bông  quì vàng nở rộ khi tháng chạp về, và hình ảnh chị Tư cùng bạn bè tôi trong những lần tìm đến chốn này.

Một đêm hội ngộ tuyệt vời. Tôi thật sự xúc động khi được sống lại những giây phút êm đềm của âm nhạc, thi ca, và tình bạn.



3.

Hôm sau,chúng tôi về Đà Lạt bằng máy bay  của Vietnam Airlines, chuyến 7 giờ sáng. Nôn nao với chuyến đi nên mới 5 giờ sáng chúng tôi đã  có mặt ngoài phi trường.

16.1.2012, 8 giờ sáng,  chúng tôi về tới phi trường Liên Khương.   Đà Lạt hiện dần ra trước mắt: Thác Prenn, cây xăng Kim Cúc, hồ Xuân Hương. khu Hòa Bình… Cúc Hoa nắm chặt bàn tay tôi, ngơ ngác nhìn cảnh vật hai bên đường.

Đầu tiên chúng tôi về thăm căn nhà của gia đình  Hoa ở đường Hai Bà Trưng. Cúc Hoa vào lạy bàn thờ ông bà, lững thững ra đứng ngẩn ngơ trước cổng, rồi lại trở vào nhìn dòng suối nhỏ ở phía sau nhà. Căn nhà cũ đã phá đi và xây dựng lại. Khung cảnh khác rất nhiều nhưng có một thứ vẫn còn nguyên vẹn: bức tranh sơn dầu vẽ một chậu hoa, hồi xưa treo ở phòng khách. Mọi người trong gia đình rất quí bức tranh này, vốn được vẽ trong thời chiến tranh, do một người lính hải quân Mỹ vẽ và tặng cho anh Quang Mỹ, người anh cả của Hoa.

Các  em  của  Hoa - Hương  và Tùng -  đưa chúng  tôi  và  Ánh, Trung  đi thăm  mộ người thân.  Tội  nghiệp  cho  Hoa:  muốn thắp  cho cha mẹ mình một nén nhang nhưng không biết thắp ở đâu. Cha mẹ Hoa đều qua đời ở Mỹ. Nhiều người Việt ở Mỹ  được hỏa táng sau khi chết, tro được rải xuống Đại Tây Dương, hy vọng rằng một ngày nào đó xác thân sẽ trôi giạt về Thái Bình Dương, tìm về chốn cũ. 

Buổi chiều, chúng tôi  ra đường Võ Tánh, bây giờ là đường Bùi Thị Xuân, đến chỗ quán Lục Huyền Cầm ngày xưa, tiện thể ghé thăm Kim Huê luôn. Nhà cửa bây giờ kín mít suốt dọc con đường nhưng chúng tôi vẫn có thể nhận ra vị trí của quán một cách dễ dàng.

Chúng tôi đi qua đi lại mấy lần, bồi hồi nhớ lại đêm thơ nhạc đã đưa chúng tôi đến với nhau. Hồi đó, Lê Uyên – Phương là một hình ảnh rất lý tưởng đối với  tuổi trẻ chúng tôi. Còn gì đẹp và lãng mạn hơn khi Phương đàn và Lê Uyên hát những ca khúc của Phương trong không gian mờ ảo của Lục Huyền Cầm và trong khi hát họ cứ  đắm đuối nhìn nhau. Tôi mê nhất là những lúc họ nhìn nhau.

Hôm ấy,  Cúc Hoa  đến Lục Huyền Cầm dự đêm thơ nhạc theo lời mời của tôi.  Sau khi kết thúc, tôi đưa Hoa về. Trên đường về, chúng tôi đi bộ vòng qua Khu Hòa Bình, ghé lại chỗ đường Đoàn Thị Điểm ăn nhẹ một chút rồi chia tay. Kể từ hôm đó, Cúc Hoa đi bên cạnh cuộc đời tôi cho đến bây giờ.

Chúng tôi đi bộ dọc theo đường Hàm Nghi, ghé  cà phê Tùng. Hồi đó, nếu đi với bạn bè, chúng tôi đến quán Domino ở đường Phan Bội Châu, còn đi với Cúc Hoa thì vào cà phê Tùng hoặc Thủy Tạ. Cà phê Tùng ngon nổi tiếng, và đá chanh thì tuyệt, pha bằng một loại chanh có mùi thơm rất đặc biệt. Bây giờ loại chanh  ấy không còn. Chúng tôi vào, lặng lẽ ngồi vào chỗ ngày xưa chúng tôi vẫn thường ngồi, gọi hai thứ mà hồi đó chúng tôi thường  gọi.  Ở chỗ ngồi này, chúng tôi  đã có  những giây phút tuyệt  vời  thuở  mới quen nhau.   Những chiếc ghế da dọc theo tường vẫn còn đó nhưng tiếng hát Christophe thì không còn. Christophe, ca sĩ người Pháp, một thời làm tuổi trẻ chúng  tôi   ngây ngất  với Main dans la main, Aline, Mal, Maman, Je suis parti, Oh mon amour… bây giờ cũng đã thành dĩ vãng. Biết chúng tôi là những người đi tìm kỷ niệm, anh Thông - chủ nhân cà phê Tùng - ân cần tiếp chuyện, hướng dẫn nên chụp hình ở góc nào, kể cho nghe những bước thăng trầm của quán, nhất là  giai đoạn sau 1975.

Rời cà phê Tùng, chúng tôi tiếp tục thả bộ ra hồ Xuân Hương, ngồi bên bờ hồ, nhìn sang cầu Ông Đạo... Buổi chiều thật êm đềm với một chút sương mù đang nhẹ nhàng phủ xuống. Lòng chúng tôi cũng nhẹ nhàng như khói sương kia. Đây là những phút giây hiếm hoi trong đời sống chúng tôi nhiều năm qua.

Khi chúng tôi ghé vào Thủy Tạ thì bên ngoài trời đã tối hẳn. Trời không lạnh lắm.  Chúng tôi  chọn  một chiếc bàn cạnh lan can nhìn xuống mặt hồ. Hồi ấy chúng  tôi  thường lang thang trên Đồi Cù, đi dọc theo  hồ Xuân Hương, rồi ghé vào đây.  Thủy Tạ bây giờ không khác hồi xưa bao nhiêu. Tôi gọi cho mình một ly Hennessy và một ly cà phê sữa cho Cúc Hoa. Đây là chỗ dừng chân cuối cùng trong ngày nên chúng tôi ở lại lâu hơn.

Một ngày thật trọn vẹn với chúng tôi khi trở về Đà Lạt. 


 
Cúc Hoa, ngày về chốn cũ, Đà Lạt, January 2012

  
Từ Virginia, Thiên Kim, Anh Kim, Quỳnh Anh vẫn theo dõi chuyến đi của chúng tôi,  gọi điện thoại về hỏi han mọi chuyện.
-   Ba má đang ở đâu?
-   Đang ở ngoài đường.
-   Ba má đã đến những chỗ cần phải đến chưa?
-   Đến rồi.
-   Má sao rồi?
-   Má rất vui và khỏe.
-   Ba má gặp cô Kim Huê chưa?
-   Gặp rồi.
-   Tìm cô Huê có dễ không?
-   Cũng không khó lắm.

Kim Huê là bạn thân của Cúc Hoa hồi còn đi học. Nhà Huê ở gần quán Lục Huyền Cầm. Ngoài Thuần ra, Huê là người biết nhiều về những kỷ niệm của chúng tôi. Sau 1975, Huê vượt biên sang Mỹ, tìm gặp lại người yêu đã sang trước bên đó. Hai người kết hôn và có với nhau ba đứa con. Khi chúng tôi mới đến Mỹ, vợ chồng Huê đã có một cuộc sống khá ổn định, làm chủ hai nhà hàng ở California. Thấy chúng tôi chân ướt chân ráo, còn lúng túng về công ăn việc làm nơi xứ lạ quê người, Huê ngỏ ý muốn giúp đỡ, nói cứ sang Cali rồi Huê sẽ lo liệu mọi việc cho.

Kim Huê mua vé máy bay gửi cho chúng tôi nhưng đúng vào ngày lên đường sang Cali thì xảy ra vụ khủng bố September 11. Chuyến bay bị hoãn lại và chúng tôi không thể đến Cali  như dự định. Sau đó chúng tôi tìm được việc làm ở Seattle nên thôi không sang chỗ Huê nữa nhưng vẫn nhớ mãi tấm lòng của Huê dành cho chúng tôi trong lúc khó khăn.

Một  thời gian sau Huê thường gọi điện thoại cho Hoa  tâm  sự rằng cuộc sống gia đình bắt đầu sóng gió. Tưởng mọi chuyện rồi sẽ qua, không ngờ tình hình càng ngày càng tồi tệ hơn dẫn đến việc  hai  người  phải  chia tay.  Huê  buồn rầu và lâm bệnh nặng, không còn khả năng tự chăm sóc mình. Gia đình  Huê phải đưa Huê về Đà Lạt để chăm sóc. Nhiều lần Cúc Hoa gọi về  thăm Huê nhưng không trò chuyện được vì Huê đã mất khả năng giao tiếp.

Khi chúng tôi vào, Huê chỉ ngồi im lặng, khuôn mặt ngơ ngác, thất thần, hoàn toàn không bộc lộ cảm xúc, không mừng rỡ khi gặp lại người quen. Hỏi người thân thì mới biết Huê sống một đời sống gần như thực vật.

Trang, cháu của Huê, hỏi:
-  Cô Huê ơi, có nhớ ai đây không?

Khó khăn lắm Huê mới ú ớ được một tiếng:
-  Hoa.

Trang hỏi tiếp:
-  Hoa nào? Ở đâu?

Một lần nữa, hết sức cố gắng, Huê nói:
-  Hai Bà Trưng.

Cầm tay Huê, Cúc Hoa khóc, “Sao lại như thế này, Huê ơi!”.

Ngày xưa, Huê cũng một thời áo trắng Bùi Thị Xuân cùng với Thúy Nga, với Thuần, với Cúc Hoa, và một thời lãng mạn cùng núi đồi Đà Lạt. Huê đã có một mối tình thật đẹp, vượt đại dương, đạp sóng dữ,  liều  chết  để tìm lại người yêu của mình. Không ngờ mọi thứ lại kết thúc với Huê một cách buồn thảm như thế này. Chúng tôi gửi một chút quà cho Huê, góp một phần rất nhỏ cùng gia đình chăm sóc Huê, và tự nhủ lòng sẽ còn trở lại với Huê nhiều lần nữa.

Ngày tiếp theo, chúng tôi xuống Đức Trọng thăm chị Tám, người  đã cưu mang chúng tôi trong những năm chúng tôi bắt đầu cuộc sống hôn nhân.

Hồi ấy, chị Tám và năm đứa con còn trong độ tuổi đi học sống trong một căn nhà không lớn lắm. Chồng chị chết sớm và chị ở vậy nuôi con. Chị hiền lành, phúc hậu, và tốt bụng vô cùng. Chị ngăn vách làm một chỗ ở cho Cúc Hoa và tôi, có bếp và lối đi riêng. Chị không cho chúng tôi đóng góp bất cứ khoản tiền bạc nào trong suốt những năm tháng ở đó. Chị giúp chúng tôi có thêm việc làm, dành dụm để sau này có thể mua  nhà.  Sáu năm sau, chúng tôi mua được căn nhà đầu tiên của mình.

Người xưa nói “Ở hiền gặp lành” nhưng chị Tám ở hiền mà không gặp lành. Cách đây gần 20 năm, trong  một lần thăm bà con ở Bình Thuận, xe đò bị lật. Chị  gãy cột sống và từ đó đến nay hai chân bị liệt, phải di chuyển bằng xe lăn. Nhiều năm qua chúng tôi vẫn mong có một lần gặp lại chị. Tội nghiệp chị, gần hai mươi năm phải ngồi một chỗ, đau khổ biết chừng nào.

Chúng tôi muốn dành cho chị một sự bất ngờ nên không báo trước. Vừa bước vào nhà, chị nhận ra ngay, trố mắt nhìn rồi bật khóc, “Hai em về hồi nào?  Chị không ngờ có ngày gặp lại hai em”. Chị hỏi thăm rất nhiều về Thiên Kim, vì Thiên Kim lớn lên trong căn nhà của chị. Nhìn chị ngồi trên xe lăn thấy thương chị quá. Tôi ước gì  có một phép màu làm cho đôi chân của chị bình thường trở lại. Nhớ lại tai nạn đã xảy ra cho Cúc Hoa hồi tháng ba năm ngoái, tôi nghĩ mình vẫn còn may mắn. Từ sự may mắn đó, chúng tôi thấy mình cần phải chia sẻ nhiều hơn  những bất hạnh của người khác, nhất là bạn bè và người thân của mình. Chia tay chị mà lòng buồn vời vợi. Lên xe rồi vẫn ngoái đầu nhìn lại. Chị ngồi trên xe lăn, vẫy tay, nước mắt lưng tròng.

Những ngày tiếp theo, chúng tôi tiếp tục lang thang  cùng khói cùng sương cùng núi đồi Đà Lạt. Ngày của chúng tôi bắt đầu bằng chỗ ngồi ở cà phê Tùng, sau đó vòng xuống bờ hồ, rồi tiếp tục đi. Đi đâu cũng được, miễn là Đà Lạt.

Chúng tôi tìm đến những con đường mà hồi đó có nhiều kỷ niệm: Duy Tân, Minh Mạng, Yersin, Phan Đình Phùng… Phan Đình Phùng là con đường chúng tôi nhớ nhiều nhất. Đường này song song với đường Hai Bà Trưng. Từ nhà Cúc Hoa  sang đây có một lối đi tắt rất gần, và tôi thường đón Cúc Hoa ở đó. 

Chúng tôi chỉ có một tuần ở Đà Lạt nên  Đà Lạt rất gần mà cũng rất xa. Chúng tôi nâng niu từng ngày còn lại, cứ sợ ngày sẽ qua mau. Chúng tôi đi bộ nhiều,  lên những bậc tam cấp rất cao  nhưng   Cúc Hoa  không thấy mệt,  dấu hiệu  cho thấy sức khỏe đã khá ổn định. Đây là điều tôi mừng nhất. Chúng tôi đã tìm lại được những thứ cần phải tìm, đi được những nơi cần phải đi, đến được những nơi cần phải đến, thăm được những người cần phải thăm.

Giờ thì đã đến lúc phải chia tay  Đà Lạt. Chia tay những con đường in dấu chân xưa . Chia tay rừng thông và cỏ cây sương khói. Chia tay mây trời và  gió núi Langbiang. Mong bình yên đến với Kim Huê và những người ở lại.  Mong một ngày về dù chưa biết khi nào.

Xe xuống đèo Prenn. Đà Lạt lùi dần về phía sau. Trong tôi bồi hồi một cảm xúc buồn vui lẫn lộn, còn  Cúc Hoa thì mơ màng nhìn qua cửa xe, mắt đỏ hoe. Chợt nhớ hai câu thơ của Trần Hoài Thư.

khi về biết chở gì theo.
chở theo vạt nắng trên đèo vào xe

Ừ, thì chở theo chút nắng vàng của Đà Lạt về nơi viễn xứ, sưởi ấm lòng mình trong những ngày tháng tha phương…./.


Phạm Cao Hoàng
March 2012

Ghi chú: tên của các nhân vật trong truyện là tên thật