TRẦN HOÀI THƯ
Từ “Những Ruồi” đến “Ruồi”
qua bản dịch của
Phùng Thăng và Châu Diên
Trong
khi thực hiện tạp chí Thư Quán bản Thảo chủ đề Phùng Thăng (TQBT số 59) , tôi đã
ra công sưu tập được hai bản dịch từ kịch phẩm “Les Mouches” của J.Paul
Sartre.. Bản thứ nhất là Những Ruồi. Phùng Thăng dịch, Thanh Hiên xuất
bản tại SG vào năm 1967. Bản thứ hai là Ruồi do Châu Diên dịch và nhà xuất bản Văn
Học xuất bản vào năm 1989.
Riêng
bản của Châu Diên là một best seller. In 20,000 tập sách bán hết. Tôi đã
cố tìm mua nhưng không có. Các hiệu sách ở VN đều cho biết là bán hết. Như vậy,
ai bảo dân mình không thích đọc sách dịch, mang tính triết học?
Tôi
nghe một ông bạn văn kết án bản dịch “Ruồi” của Châu Diên là bản đạo văn, hay sửa chữ từ
“Những Ruồi” của Phùng Thăng.
Có
thật vậy không?
Không
phải Ruồi của Châu Diên là một dịch phẩm đạo văn như ông bạn già của tôi đã cho
biết. Dịch phẩm chẳng có một câu nào giống, đừng kết oan và tội nghiệp. Nó khác
hoàn toàn.
Ngay cả hai nhân vật Oreste (Orextơ) và ELectre (Êlêchtr), Châu Diên dịch là anh em ruột còn Phùng Thăng dịch cho là chị em ruột !
Và sự thật là Phùng Thăng dịch đúng: Orestre là em trai của Electre:
“In
Greek legend, the daughter of Agamemnon and Clytemnestra. When Agamemnon was murdered by
Clytemnestra and her lover Aegisthus, Electra saved her young brother Orestes from the same fate by
sending him away. Orestes later returned, and Electra helped him kill their
mother and Aegisthus. She then married her brother’s friend Pylades. The story
is treated in plays by Aeschylus,Sophocles, and Euripides.” (tự điển Merriam-webster)
Để
so sánh sự khác nhau một trời một vực, có khi dẫn đến một sự lầm lẫn rất tai hại,
chúng tôi xin trich dẫn trang dịch “cảnh
hay Xen VIII” trên Les Mouches. Một của Châu Diên và một của Phùng
Thăng:
Châu
Diên dịch:
(bản dịch của Châu Diên, trang 173)
Phùng
Thăng dịch:
(Bản dịch của
Phùng Thăng trang 101)
Đọc
bản địch của Châu Diên, ta liên tưởng ngay đến một chuyện tình loạn luân: anh
yêu em gái ruột của mình!
Còn bản dịch của Phùng Thăng thì khác. Nó chỉ nói về một cái chung là cùng máu mủ, huyết thống, dòng máu...
Còn bản dịch của Phùng Thăng thì khác. Nó chỉ nói về một cái chung là cùng máu mủ, huyết thống, dòng máu...
Chỉ
đáng buồn cho Phùng Thăng, là sau khi Những Ruồi được xuất bản thì bị Trần Thiện
Đạo, một ”trụ cột” của tạp chí Văn. Với lợi thế có báo trong tay ông đã viết
bài phang tơi tả Phùng Thăng trên Văn mấy
số liên tiếp. Khi ấy chị mới 24 tuổi. Sự kiện này được Nhị Linh viết lại sau
này trên Blog Nhị Linh :nhilinhblog.blogspot.com (1)
Riêng đối với một kẻ dốt sinh ngữ như tôi, tôi
cần nội dung dịch làm sao cho dễ hiểu, dễ nhập tâm.
Chính ông Nguyễn Văn Lục đã nhìn nhận:
Chính ông Nguyễn Văn Lục đã nhìn nhận:
“Riêng
tôi nhận xét, triết không phải lúc nào cũng khó lắm đâu. Tôi đã có lần đọc cuốn Buồn
Nôn (La nausée) của J.P. Sartre do Phùng
Thăng dịch, thấy mình dốt mà vẫn hiểu được. Chỉ cần đọc hai trang Lời
giới thiệu đã nắm bắt được nội dung cuốn sách rồi. Hóa ra hiểu hay
không hiểu còn ăn thua vào người dịch.” (2)
Có
điều rất ngạc nhiên, là ông Trần Thiện Đạo chẳng hề đả động gì đến bản dịch của
Châu Diên để nó trở thành một best seller với 20 ngàn ấn bản bán sạch, trong khi trước 1975, ông dùng Văn để dạy
Phùng Thăng về cách dịch tiếng Tây khiến rất nhiều người bất bình đến nỗi sau
này người đọc phải nhắc.
Thế
mới lạ.
Trần Hoài Thư
_______________________________________________
(1)
... TRong lĩnh vực dịch thuật (...) Trần Thiện Đạo kém Phùng Thăng quá, quá xa,
đến mức không thể so sánh được. Trần Thiện Đạo rành tiếng Pháp, nhưng là một thứ
tiếng Pháp máy móc, không có gì đặc biệt, và nhất là, Trần Thiện Đạo có một thứ
tiếng Việt của trẻ con học đòi làm người lớn. Khi dịch Le Petit Prince,
Trần Thiện Đạo chính là người nhầm Đại Tây Dương thành Thái Bình Dương, không
những thế còn tạo ra một cụm từ theo tôi là đỉnh cao của lịch sử dịch thuật lẫn
lịch sử dùng từ của Việt Nam: "tể tướng bộ tư pháp". Ngoài ra, ở
các bản dịch khác, Trần Thiện Đạo cũng thế. Nhưng mấy điều này, theo tôi chẳng
quan trọng mấy, quan trọng nhất là, Trần Thiện Đạo tạo ra một mẫu hình tuyệt vời
cho sự nhất thiết phải tránh ở dịch thuật: không biết tiếng Việt nhưng lại rất
to mồm. Và Trần Thiện Đạo cũng là điển hình cho một nhóm: trí thức của các diaspora
Việt Nam ở nước ngoài. Đặc biệt về "nhóm Paris", tả hay hữu, tôi có
nhiều điều để nói lắm, nhiều lắm lắm.
( trích Nhị Linh: Văn chương miền Nam: Phùng Thăng, nguồn: nhilinhblog.blogspot.com)
( trích Nhị Linh: Văn chương miền Nam: Phùng Thăng, nguồn: nhilinhblog.blogspot.com)
(2)(
Nguyễn văn Lục : Quyền của người dịch – nguồn talawas)