MỘT CHUYẾN ĐI LỠ
S o
n g T h a o
Phác thảo chân dung Song Thao
dinhcuong 2012
Chuyến
đi lỡ vì cái tính buông thả của những người viết văn làm thơ. Một ngày tháng
10, gặp Hồ Đình Nghiêm, rủ nhau qua DC thăm Đinh Cường. Về nhà mail rủ thêm Hoàng Xuân Sơn. Định sẽ lái
xe để được tự do khi đi đường cũng như qua bên đó. Trời trở lạnh. Trận tuyết đầu
mùa đổ xuống. Cái ngại ngùng cũng đổ xuống. Lui lại một bước, rủ nhau đi xe đò
vậy. Trời lạnh làm con người co ro. Thôi để đến mùa xuân cho nắng ráo. Vậy là lỡ
chuyến đi. Không còn vớt kịp nữa.Đinh Cường không thể đợi tới mùa xuân. Anh chẳng
chờ được mấy tên bạn chuyên tính nhiều hơn làm. Ơi ới phôn nhau. Ân hận biết chừng
nào. Thôi đành vậy. Biết tạ tội với ai? Hoàng Xuân Sơn nhìn lên trời:
Tới kệ sách thứ 5 thì mắt
chiều đã mỏi sương khuya
đã trắng
chìm hồn bướm đã mê vào
đêm
tuyết lú. Thế rồi đã trễ
cái
hẹn sang thăm anh cùng
Song Thao
Hồ Đình Nghiêm cái lạnh khắc
nghiệt
mùa đông bắc mỹ đã làm nhụt
khí thế đường xa mắt mờ của
kẻ muôn đời nhỡ hẹn đời là
những cuộc hẹn lần lữa
không cùng
cho tới khi không còn hẹn
được
nữa thì luyến tiếc ngẩn
ngơ ân
hận đời đời xiêu hình đổ bong
Hồ
Đình Nghiêm vội lấy vé máy bay qua tiễn ông anh rể. Tôi chỉ nhắn được lời xin lỗi
với chị Nhung. Chắc Đinh Cường sẽ hiểu cho mấy tên bạn. Vì anh rất đầy đặn với
bạn bè.
Tháng
3 năm 2012, tôi qua thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Ới Đinh Cường. Anh lái xe tới khách sạn
gặp tôi liền. Thấy thời gian chờ khá dài, tôi hỏi anh lái xe có xa không. Anh ậm
ừ: không xa lắm. Sau đó tôi biết là xa lắm. Từ nhà anh ở Burke, lên tới Eden
Center đã là xa, từ đó tới khách sạn tôi ở cũng xa không kém. Lúc đó sức khỏe
anh đã không còn được như xưa. Xưa là lần tôi tới Hoa Thịnh Đốn trước. Cũng lâu
rồi. Từ năm 1999 lận. Đinh Cường cũng lái xe đưa tôi tới
nhà anh coi tranh. Tranh đầy nhà. Dưới sous-sol
là giang sơn của anh. Bên cạnh là một cái hóc nhỏ, hình như là phía dưới cầu
thang, nơi anh đặt tên là “góc tội lỗi”. Tội hút thuốc. Mỗi lần muốn “phi” anh
phải vào trong góc cho mùi khói thuốc khỏi lan ra khắp nhà. Lần này gặp anh, thấy
anh hình như đã dứt được cái tội tỏa khói dễ thương đó.
Thực
ra tôi muốn tới nhà anh coi tranh nhưng thấy anh không được khỏe nên không dám
vòi vĩnh. Anh đưa tôi ra tiệm phở của ông Toàn Bò. Tới nay tôi chỉ biết cái tên
“văn nghệ” đó chứ không biết tên của tiệm là cái chi chi. Do đâu mà ông mang hỗn
danh Toàn Bò tôi cũng chẳng rõ. Chỉ biết là phở của ông là phở bò. Ông chẳng ngạc
nhiên khi thấy ông Đinh Cường vào tiệm. Ngày nào mà ông họa sĩ chẳng tới. Ông
nhướng mắt như có ý hỏi. Đinh Cường giới thiệu tôi. Rồi anh ra lục trong tủ
sách của tiệm. Nơi đây có đầy đủ văn học hải ngoại đấy nhé, Đinh Cường giới thiệu.
Ông Toàn Bò bưng ra hai tô phở. Rồi tiếp tục ngồi đấu láo với khách quen. Ăn
xong tô phở, Đinh Cường mang tô ra chỗ rửa chén. Tôi cũng bắt chước. Anh nhìn
tôi nói: giúp hắn một chút, tội! Đinh Cường vốn đầy đặn với bạn như vậy.
Đinh
Cường rất quý sách. Anh nhắc tôi tặng cho tủ sách của ông Toàn một cuốn để góp
mặt với anh em. Trong những ngày cuối, kề cận với anh thần cầm lưỡi hái đáng
ghét, anh đã làm năm bài thơ “Nhìn Lên Kệ Sách” đánh số từ 1 đến 5. Bài thứ 5
anh làm vào ngày 3 tháng 1, chỉ bốn ngày trước khi anh vĩnh viễn chia tay anh
em. Đó là di sản cuối cùng mà anh gửi lại cho anh em viết lách. Hồ Đình Nghiêm
nhắc lại loạt thơ này trong bài tiễn biệt “Nhìn Lên Kệ Sách 6”. Hoàng Xuân Sơn,
trong mấy câu trích ở trên cũng nhắc: tới
kệ sách thứ 5 thì mắt / chiều đã mỏi sương khuya đã trắng. Bài thơ chót là
bài thơ cuối cùng trong sự nghiệp thi ca của anh. Chữ “sự nghiệp” tôi dùng trái
ý Đinh Cường. Anh làm thơ bằng tay trái. Anh nói: làm để luyện trí nhớ cho vui
thôi!
Một
trong những bài thơ làm cho vui là bài “Một Chữ” anh làm cho loạt sách Phiếm của
tôi.
tựa bài một chữ Song Thao
đặt
bao nhiêu là chuyện ở trên
đời
Phiếm xếp một hàng trên kệ
sách
lâu buồn đọc lại thấy như
chơi.
Anh
em muốn ra sách, ới một cái là muốn tranh có tranh, muốn bìa sách có bìa sách.
Tôi không biết trong số sách của tôi có bao nhiêu tranh bìa của Đinh Cường.
Nhưng lần cảm động nhất là anh vẽ bìa cho tập truyện ngắn “Chốn Cũ” của tôi.
Anh không cho tranh có sẵn mà vẽ một bức đặc biệt bằng sơn dầu cho riêng cuốn
sách. Anh giải thích: cặp mắt của Song Thao nhìn xuống Hà Nội đấy nhé. Anh còn
dặn dò kỹ lưỡng về cách trình bày chữ trên bìa, màu sắc của từng góc cạnh. Lại
cắt một mẩu sách ngoại quốc có màu nền và chữ như anh muốn để làm mẫu.
Chu
đáo vói bạn bè là tính cách của anh. Mới đây, ông Luân Hoán sắp sửa in sách
cũng ới Đinh Cường. Tới khi tiếng ới không được nghe nữa mới thơ:
bạn đi như thế nào
hẳn đau nhức nhiều lắm
qua ảnh thấy xanh xao
bạn bên này định ghé
vậy là chưa kịp chào
ngỡ như tin thất thiệt
đang sửa bản layout
định gọi xin mẫu mới
bìa sách bạn từng làm
lần này tôi hết đợi
hết réo qua viễn thông
hết nghe bạn hứa chắc
Bạn
hình như là thứ lúc nào cũng nổi trôi trong tâm Đinh Cường. Anh viết trong bài
“Nhìn Lên Kệ Sách 4”, ngày 2 tháng 1:
nắng vàng
mà lạnh. Mùa xuân
bạn ngồi, trò chuyện
Toàn ơi. Mạnh Hùng
tình hai bạn
thật thủy chung
lấy chi mà đắp
ngọn bùng. Lửa lên
nhìn lên kệ sách
hai bên.
Tình
anh rộng nhưng anh rất kiệm lời. Ít khi anh bày tỏ nhưng nhìn vào mắt anh, ai
cũng biết tình anh. Đừng hỏi anh, cứ nhìn anh khắc biết. Chừ thì đâu còn nhìn
rõ được những gì còn lại trong mắt anh.
Anh đã đi. Xa lắm!
Song Thao