QUỐC HỌC - KÝ ỨC RỜI
Thân Trọng Sơn
Trường Quốc Học (Huế) - Nguồn: internet
Ký
ức rời, ký ức không liền mạch, nhớ bao nhiêu kể được bấy nhiêu.
Chuyện
ngày xưa, gom góp dăm ba điều, kể từ lúc tuổi mười lăm vô trường
Quốc Học. Sau ba năm, thì cũng
như tất cả bạn bè khác,
với mảnh bằng kết thúc tuổi học trò,
tôi rời trường với chút ít âu lo. Học gì đây? Tương lai nhiều lối mở. Trường dược, trường y? Con nhà nghèo đừng có với cao. Đường binh nghiệp? Uống thuốc liều cũng không dám bước vào! Thôi thì cứ theo nếp nhà mà chọn
ngành sư phạm. Học bốn
năm, rồi thêm
bốn năm thaphương cầu thực. Hạnh phúc biết bao, lại trở về trường xưa. Lại trở
về với những căn phòng
quen thuộc cũ, nhưng không phải với vị trí ngước mắt nhìn lên,
mà với tư thế người đứng
ở bục giảng bên
trên.
HỌP
MẶT CỰU HỌC SINH QH tại SAIGON
Rất
nhiều năm tôi đi dự họp mặt, cùng
bạn bè đồng lứa đồng môn. Nhớ
nhớ quên quên,
ai mất ai còn,
giữa Saigon sôi nổi nhớ về Huế trầm mặc. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh.
Nhớ về trường thì ai cũng
giống nhau: cùng chia sẻ chung một niềm tự hào, trường của TÔI đó, trường của TA đó! Một
hai ba năm, tôi còn
nhớ rõ, ban đầu số cựu
giáo sư đến dự không bao nhiêu,
nhưng dần dần các thầy cô
được mời ngày
càng nhiều. Từ hàng ghế cựu học sinh, tôi nhìn lên
phía trước. Có những giáo sư thời tôi đi
học. Và cũng có những đồng nghiệp cùng thời ( có vị còn ít tuổi hơn tôi ). Rồi có dịp, tôi tâm sự với một bạn trong ban liên lạc, tôi là diễn viên sắm hai vai: là cựu học sinh, và tôi cũng đã từng dạy ở trường, thời gian khá dài, bảy tám năm, giai đoạn bắc cầu giữa hai chế độ. Nói thế thôi, nhưng bất ngờ ngay
năm sau đó, các bạn lại mời tôi về như một cựu giáo sư, trong buổi lễ, tôi được
xướng danh và
được tặng hoa: Thầy dạy tại trường từ 71 cho đến 78.
NGƯỜI
TỪ TRANG SÁCH BƯỚC RA.
Cơ
chi tôi được về với Huế. Đó là nhan đề bài viết của tôi, đã đăng trên đặc san Quốc Học mấy năm rồi ( chính xác là hai ngàn lẻ tám ). Bài nhắc đến những kỷ niệm ba năm đi học .
Tam Nhị Nhất ban C ( sinh ngữ văn chương ), nhắc đến các thầy cô đáng kính, và các bạn cùng lớp thân thương. Tên các bạn, tôi đều viết tên thật, với mong ước biết đâu có bạn sẽ đọc,
và lên tiếng phản hồi cho tôi được biết tin, vì mấy mươi năm qua tôi vẫn không quên,
tuổi thanh xuân, một thời hoa mộng.
Rất
bất ngờ tại nhà riêng, một buổi sáng, có cuộc gọi ( không biết
của ai ): S đó
phải không, bạn cũ đây, đoán được mới tài,
mà có nhận ra giọng ai không đó? Thôi được rồi, chịu khó chờ, một lát nữa thôi, sẽ có Nhất C 1 Quốc Học ghé
chơi, không còn
là tóc thề mười tám mà bà lão bảy mươi! Tin được không, Cao Thu Cúc đây
rồi! ( thật ra thì bạn
xưng tên mới nhận biết ).
Thấy
nhắc đến mình
trong bài
tôi viết, bạn đã bỏ công dò hỏi, số điện thoại và cả địa chỉ
nhà, để từ Saigon lên tìm
cho ra. Từ bữa đó, bạn học cũ trở thành
bạn văn. Không còn chuyện học hành, nay bàn
chuyện
văn chương. Bạn giới thiệu cho tôi những nhà văn nhà thơ khắp bốn phương. Và khuyến
khích tôi đọc rồi dịch dần
để đó. Từng bài
từng chương gom góp cho đủ
bộ. Chờ cơ duyên in ấn phát hành chơi. Bạn nói chân thành nên
tôi đã nghe lời, và đã (
liều mạng ) in một cuốn.
Còn
chuyện
của Thu Hương cũng không kém phần lý thú. Có cô cháu tình cờ đọc được đặc san. Ôi, dì ơi, có ông
nào viết nhắc tên dì đây
này. Sách bên Việt Nam, không phải sách ở đây. Đúng là dì rồi,
với họ tên
đầy đủ. Dẫu đã mấy chục năm, nhưng chắc dì còn nhớ. Chắc chắn rồi, bạn vẫn còn nhớ. Bạn đang ở một nơi cách đây mười bảy tiếng múi giờ. Một nơi với tên gọi đẹp như thơ, Aloha, Hạ Uy Di, thiên đường du lịch. Và bạn
cũng đã về, đã thăm, đã gặp.
Cũng
từ trang sách bước ra còn
một nhân vật, ( mà tôi
viết là rất
thân, rồi không thân nhau nữa
, mà tôi chỉ dám viết tên tắt T.L., hay là tên giả Tố Liên. ) Đó là cô gái hay nàng tiên?
Mà mấy chục năm tôi tìm hoài
không gặp, bỗng thấy bạn trên
trang báo Sông Hương, với những bài
thơ, những hồi ký dễ thương. Và,
tất nhiên
rồi, nối lại liên
lạc. Tuy chưa
phải là mặt đối mặt, mà chỉ là những
cuộc đàm thoại viễn liên.
Giờ ni bạn ở nơi mô, hả bạn hiền?
BUỔI GIAO THỜI, CHUYỆN ÍT NGƯỜI KỂ.
Đầu
tháng 3/1975, trường tạm ngừng hoạt động. Không hẹn nhau nhưng mọi người đều xuôi Nam. Điểm dừng chân là thành
phố bên sông Hàn, và một lần họp ở toà nhà bưu
điện. Thân ai nấy
lo, khi thời cuộc chuyển biến. Trường chỉ kịp lo được một chuyện: giao hồ sơ cá nhân đến tận tay mỗi
người. Đến cuối tháng, mọi việc đã ngã ngũ
rồi, ít nhất là cho
mảnh đất miền Trung. Kẻ
trước người sau quay trở lại trường, dẹp chuyện riêng tư, lo việc
chung trước
đã. Ngày 16 tháng tư, thật là chuyện
lạ, trường lại mở cửa đón học trò.
Dọn dẹp ngổn ngang của chiến
sự, sắp xếp kết thúc năm học dở dang. Ban Điều hành mới đã sẵn sàng, với một trưởng hai phó, và hai trưởng ban. Ba tháng hè khác hẳn mọi năm, nghĩa là không một ngày ngưng nghỉ. Tất bật rộn ràng, người chuyển đến, kẻ bỏ đi. Thầy cũng thế, mà học trò cũng thế. Cố tập cho quen dần với tình hình
lịch sử đã sang trang. Qua năm học mới, những thầy giáo mấy chục năm trong nghề
nay lại thấy ngỡ ngàng,
với bao nhiêu chuyện lạ lẫm chưa từng nghe thấy. Bỏ bài soạn, để lo viết giáo án, nhắc nhở nhau phải đủ năm bước mới ngừng. Đừng có dạy
ngẫu hứng lung tung, phải
bám kỹ mục đích yêu cầu định trước. Thôi hướng dẫn, làm chủ
nhiệm cũng được. Thôi đi dạy,
hãy tập tành đứng lớp. Dăm bữa, nửa tháng, vác sổ đi
dự giờ. Và cuối
năm bình bầu đừng có tơ
lơ mơ, chỉ nói ưu điểm mà không
hề có khuyết
nhược điểm! Cũng đừng
quên nói là thường xuyên
nghe đài đọc báo. Và luôn
tuân thủ mọi ý kiến chỉ đạo. Những chuyện như thế là dấu vết của một thời. Ai cũng tặc lưỡi,
bình
thường thôi! Có chăng là đôi chút
ngậm ngùi,
khi nghe gọi là giáo
viên lưu dụng. Thậm chí còn có kẻ cố tình bỏ đi dấu nặng. Dùng từ lưu dung, vô nghĩa, mà ngạo mạn khinh khi!
Chuyện này kể không phải để nhớ, mà để quên đi.
NHỮNG
NGƯỜI MUÔN NĂM CŨ
Năm
học 75-76 rồi cũng qua mau. Với nhiều chuyện buồn vui của " thuở
ban đầu ", với nhiều xáo trộn, đổi thay trong đội ngũ. Tạm chia tay với nhiều đồng nghiệp cũ, và đón chào nhiều người mới chuyển sang. Có nhiều vị lâu nay hoạt động
trên rừng, cũng có vị nghe
nói là " A chi viện " ( Nguyễn Mười, Hồ Đăng Vu, Trần
Quốc Toản... ) , nhiều nhất là từ
trường Kiểu Mẫu chuyển
lên, vì trường giải thể sau thời gian ngắn đổi tên. Thời gian này
với vai trò " phó ban ", tôi chịu trách nhiệm về công tác giáo vụ. Cả
lực lượng gần một trăm
người đó, cứ theo ngành
đào tạo mà phân
công. Ngặt một điều ( các vị còn
nhớ không?), thời trước là giáo
sư Lý Hoá, nay phải
tách ra đôi ngã đôi
đường, Lý một bên
và Hoá một bên. Thôi thì cứ coi mặt đặt tên, tôi mạn phép âm thầm tách bạch. Trần Như
Kiên, Lê Cảnh Em, Trần Ngọc Kỳ, Lê Quang Khanh, Đoàn Ngọc Quỳnh, Lê Bá Lại, anh dạy Lý, anh dạy Hoá cũng chẳng sao. May
mà các anh không phản
đối tiếng nào.
Tương tự như thế là các
thầy cô Sử Địa, cũng từ nay mỗi vị chỉ dạy một môn. Cô Lê Liên, anh Nguyễn
Ngọc Anh, cô Hồng Vân... , à,
nhóm Địa còn
có hai anh Trần Gia Thọ, Nguyễn Hữu Huyên,
trước nghe đâu là dân
Toán Lý, và còn ai nữa, xin lỗi, tôi không nhớ hết.Còn một việc nữa, thiệt tình là rất
mệt: chia thời
khoá biểu cho cả
trường! May mà còn mời thêm được Phan Văn Phương. Hai chúng tôi giam mình cả ngày trong phòng giám học cũ, trước tấm bảng to đùng với những quân cờ trắng xanh vàng
đỏ ( mỗi một màu
tượng trưng một bộ môn ), rút ra, cắm vào,
tính toán thiệt hơn, miễn sao học sinh đủ giờ đủ tiết, còn
giáo viên
thì khỏi cần biết, từ thứ hai đến thứ bảy ngày nào
cũng có giờ cũng chẳng sao, lúc này
có còn ai dạy
bán công, tư thục nữa đâu!
Ôi!
Những người anh, người
bạn năm nào,
có người tôi còn
gặp lại, nhưng cũng có người nay xa lắc xa lơ!
VĂN
NGHỆ MÙA BỘI THU
Có
một kỷ niệm đẹp như mơ, là chuyện văn nghệ học trò quý tư năm 76, nhằm lúc phong trào thi đua vừa phát động, hội diễn
mấy chục trường trong cả tỉnh ( lúc này là từ đèo Ngang đến đèo Hải Vân ).
Quốc
Học mang dự thi ba tiết mục, cả ba đều đạt giải hạng A ( có kịch, có đàn, tất
nhiên có cả hát ca ). Vở
kịch ngắn mang tên "Cô lớp trưởng ", đạo diễn là thầy Nguyễn Văn Dũng tài hoa. Mục thứ hai là hoà tấu đàn dây, khó
có trường nào theo kịp tiết mục này, ( kiếm đâu ra hơn hai chục tay đàn
mandoline và guitare thành thục ?, nhất
là chơi sao nổi " polonaise "của
nhạc sĩ Chopin! ). Tất
cả nhờ tài của thầy giáo đàn anh - Trương Huệ Mẫn - dày công tập luyện. Tiết mục
thứ ba là một màn hợp xướng, gồm đến một trăm hai mươi em tuyển từ nhiều lớp,
giọng nữ giọng nam giọng bổng giọng trầm, hát đủ bốn bè bài hát dài bốn chương:
" Tiếng hát người chiến sĩ biên thuỳ " của nhạc sĩ Tô Hải.
Chốn
đây biên thuỳ có ta ngày đêm,
Súng
cầm chắc tay cho núi rừng ngủ yên...
Chiều
chiều dừng chân đỉnh cao sườn núi,
Ai
đi xa xôi nhưng lòng vẫn vui.
Ngó
trông xa xa tận phía chân trời
Quê
hương yêu dấu bao người chờ trông...
Rừng
biên cương bao mến yêu đã ngăn chặn quân thù
Núi
biếc nương đèo ta đứng trông thêm thiết tha tình yêu
Vì
quê hương bao mến yêu ta đã đi nơi xa vời
Chiến
sĩ biên thuỳ ta ca hát vang muôn lời ca yêu đời...
Mỗi
chương bài
đổi thay qua nhiều tiết tấu, trầm mặc dịu dàng hào hùng sôi động. Chúng tôi phụ
trách mỗi người một giọng, Trương Công Quy, Lê Cảnh Em, Phan Minh Trị và tôi. Đến
lúc bài hát tập gần xong rồi, ba bạn giao cho tôi việc chỉ huy khi ra trình diễn.
Góp phần vào thành công là phần lĩnh xướng điêu luyện, của em Tôn Thất Quỳnh Án
với giọng tenor vút
cao.
Nhắc
lại chuyện thời nào để nhớ!
NỘI
QUY TIẾP KHÁCH NƯỚC NGOÀI.
Có
một dạo nói chuyện
với người nước ngoài
là điều cấm kỵ. Lỡ gặp tình
cờ cứ đường ai nấy
đi. Họ có hỏi thì giả
lơ, không nói gì (
làm bộ như mình không hề nghe hiểu ). Còn nếu muốn chứng tỏ xứ này người tài giỏi
không hề thiếu, tiếng Tây tiếng Mỹ khối người nói làu làu,
dừng chân lại trao đổi vài câu, thì chắc chắn sau đó không lâu, sẽ được mời và cố mà giải
thích. Anh có biết đó là ta hay địch, mà khoa môi múa mép ba hoa? Ôi trời ơi, đến giờ
này thì địch ở đâu ra! Làm khó nhau thế này
là hết nước nói rồi.
Ngậm miệng ăn tiền từ nay xin hứa, tôi chỉ
lỡ một lần này thôi.
Đó
là nói chuyện bàn dân thiên hạ. Vô trong trường học có gì khác hơn? Nhất là đối với trường Quốc Học, nơi khách nước
ngoài tới thăm luôn? Khỏi
phải nói, cứ giữ đúng trật tự kỷ cương. Chỉ có hiệu trưởng mới là người tiếp xúc, còn ai khác muốn nói gì phải đúng nơi đúng lúc, và phải qua phiên
dịch thông ngôn. Dù có
nói giỏi tiếng Anh như tổng
thống Clinton. Hay thạo tiếng Pháp như tổng thống Chirac. Nói rõ như thế, cứ thi hành, đừng có thắc mắc. Vậy mà có người vi phạm, thế mới đau. Chuyện đơn giản, chẳng có gì đâu. Một buổi sáng đẹp trời đầu năm 78.
Có mấy ông khách Hung Gia Lợi
ghé thăm. Làm
việc với trường xong, buồn tình
mấy ổng dạo bước ngoài sân, ngang chỗ thầy giáo trẻ Bùi
Truyền
và đám học trò đang
đứng. Mấy ông ni có
biết tiếng Anh không thầy? Mà có
biết cũng không giỏi bằng thầy, thầy hí? Dân Đông Âu biết chi Anh với Mỹ. Để thầy hỏi thử cho chúng bây coi. Và thầy lên
tiếng hello, how are you? rạch ròi. Rứa mà họ
cũng trả lời được. Rồi hai bên
vui vẻ chuyện
trò, lời tuôn như nước.
Lời sếp dặn, thầy giáo tiếng
Anh đã vội quên. Chỉ khi nào cái ghế hiệu trưởng các đồng chí đã ngồi lên, thì khách
khứa phương xa tha hồ tiếp. Còn
bây giờ, nói gần nói xa chẳng qua nói thiệt: nội quy tiếp khách là... không được tiếp ai! Mời viết cho tôi bản
kiểm điểm đủ dài,
nói cho hết động cơ nào thúc
đẩy. Có chi mô,
tại mấy đứa học trò xúi
bẫy, nói khích tôi khiến tôi phạm lỗi lầm! Thôi tôi xin chịu án phạt: cuối năm,
mất danh hiệu
lao động tiên tiến.
DẠY
NGOẠI NGỮ KIỂU LỒNG GHÉP
Còn một chuyện " có yếu tố nước ngoài " nữa. Xin kể tiếp ra đây cho vui cửa vui nhà. Lần này thì là khách Pháp lang sa. Chắc cũng là người trong ngành giáo dục.
vì tới trường họ đòi thăm lớp dự giờ. Hiệu trưởng Đặng Xuân Trừng ưu ái chọn tôi. " Có anh thì tôi yên
chí lắm rồi, cố gắng dạy
sao cho thật tốt, đừng để trường phải ốt dột, danh tiếng lẫy lừng, truyền thống trường ta!"
Đi
với khách, tôi đã nhận ra, có anh Bửu
Ý đóng vai phiên dịch. Tôi xác định được ngay mục đích: 12
C5 là lớp khá của trường,
học sinh đều
ngoan ngoãn,
dễ thương, và nhất là lâu nay vẫn hăng say phát biểu. Có một
điều không nói ra ngay là thiếu:
sách giáo khoa thời này
phải bảo đảm được yêu cầu, lồng chính trị vô nội dung bài giảng. Không có ngoại lệ cho sách dạy ngoại văn. Dân tộc ta yêu
nước nồng nàn,
chống ngoại xâm, nhớ ơn những anh hùng
liệt sĩ, kháng chiến thần kỳ, đánh thắng đế quốc to... Bài giảng
hôm nay, thật tình
cờ, rơi đúng vào chủ
đề như thế. Chuyện
về anh hùng
Nguyễn Trung Trực với câu nói thuộc lòng
của bao thế hệ: Bao giờ cỏ còn
mọc trên nước Nam... Tên
bài tôi còn nhớ, dù đã mấy chục năm: " Tant que l'herbe poussera sur cette
terre". Tôi cố
vận dụng theo giáo học pháp,
qua văn
phạm, giảng từ vựng để giúp học sinh hiểu được bản văn. Cũng gợi mở, phát triển
tư duy, phát vấn. Giờ học
sinh động
như tôi mong muốn, mà không dùng tiếng mẹ đẻ xen vào. Hết nội dung bài,
tôi kết luận một câu: Học lịch sử, các em nên
nhớ, kẻ thù của
ta là chủ nghĩa thực dân,
còn người Pháp, nhân
dân Pháp, muôn đời là bạn quý.
Hiệu
trưởng mời về phòng
họp góp ý. Các giáo sư người Pháp nhấn mạnh một điều: cũng từng dạy ngoại ngữ đã nhiều, hôm nay chúng tôi
mới ngộ ra cái mới: dạy ngôn ngữ vẫn có thể lồng ghép giáo dục tư tưởng vào,
hèn gì mà học sinh Việt Nam nổi tiếng khắp bốn biển năm châu! Hiệu trưởng nghe, có vẻ rất khoái.
Tôi nhìn anh Bửu Ý và thầm hỏi: Có nơi mô dạy tiếng Pháp kiểu ni
không?!
Thôi chỉ kể chừng đó, không dám dài dòng.
Sợ mất thì giờ
người đọc với những chuyện tào lao. Làm
sao cũng chẳng làm
sao, dẫu có thế nào
cũng chẳng làm chi. Bạn xưa gặp gỡ mấy khi, trường xưa hồi
tưởng, vội ghi mấy
dòng. Lời tâm sự tận
đáy lòng,
chuyện
đời có có không không,
cũng đành!
10/2015
THÂN
TRỌNG SƠN
CHS
( 60-63 )
CGV
( 71-78 )