Anh câu con cá diễn ba gang
Đem lên Hòn Gió thăm nàng
Bệnh tình mau mạnh kết đàng nghĩa nhơn
-Hòn Gió: Núi thuộc xã An Lĩnh huyện Tuy An. Xóm dân ở đây gọi là Xóm Hòn Gió.
-Cá
diễn: Loại cá biển ngon, ở miền núi hiếm cá, đem tặng nàng đúng là hợp nhơn
nghĩa.
Lỗ
Chài
đá dựng
Dốc
đứng Đồng Tranh
Có
ai lên đó với mình
Ghé
thăm cảnh cũ Gò Dinh Từ Hàn
Chiều
chiều ngọn gió thổi ngang
Bẻ
bông sim tím cho nàng cài trâm
-Đồng Tranh: Dốc dài trên đường núi từ xã Hòa Kiến thành phố Tuy Hòa qua xã An Thọ huyện Tuy An lên xã Sơn Long huyện Sơn Hòa. Đi giữa các trảng đế nên tương đối ít ngặt hơn dốc Lỗ Chài. Dốc Đồng Tranh nằm phía bắc dốc Lỗ Chài, hai dốc gặp nhau tại thôn Kim Sơn xã An Thọ.
-Gò
Dinh: Gò cỏ ở
xóm Quán Lê (ngày trước thuộc làng Vân Hòa, nay thuộc thôn Phong Hậu) xã Sơn
Long huyện Sơn Hòa. Năm 1885 Lê Thành Phương dự định xây dựng căn cứ sơn phòng tại đây, nhưng việc chưa
thành cuộc khởi nghĩa thất bại, ông bị Pháp bắt xử tử. Dinh có nghĩa là doanh
trại của Lê Thành Phương. Cách gọi do lòng tôn kính của dân địa phương.
-Từ
Hàn: Gọi tắt chức vụ Xuân Vinh quân thứ từ hàn, giữ việc văn phòng
bút lục của Lê Thành Phương. Người này tên là Trần Bá Đại, được Lê Thành Phương
cử lên Vân Hòa lo việc xây dựng sơn phòng.
Chợ
Đồn
một tháng chín phiên
Gặp
nhau chi nữa để phiền cho nhau
Người
về khuất nẻo Sống Trâu
Để
ta thui thủi Dốc Lau một mình
-Chợ Đồn: Chợ tại làng Vân Hòa xã Sơn Long huyện Sơn Hòa, mỗi tháng họp 9 phiên vào các ngày 3, 13, 23, 6, 16, 26, 9, 19, 29. Đông nhất vào mùa trái cây. Nay không còn chợ.
-Sống
Trâu: Một đoạn trên đường từ xã Sơn Long huyện Sơn Hòa ra xã An Xuân huyện
Tuy An. Lối đi đắp cao giữa thung lũng, giống như xương sống con trâu.
-Dốc
Lau: Dốc trên đường từ xã Sơn Long huyện Sơn Hòa xuống xã An Lĩnh huyện Tuy
An. Hai bên dốc nhiều cây lau. Tại đây có một xóm nhỏ thuộc làng Vân Hòa
xã Sơn Long gọi là xóm Dốc Lau. Nay xóm không còn.
Khoai
lang Suối Mít
Đậu
phụng Hòn Vung
Chàng
đào thiếp mót đổ chung một gùi
Vì
đâu duyên nợ sụt sùi
Chàng
giận chàng đá cái gùi chàng đi
Chim
kêu dưới suối Từ Bi
Nghĩa
nhơn còn bỏ huống chi cái gùi
-Suối Mít, Hòn Vung: Suối nhỏ và núi nhỏ ở làng Trung Hòa, nay là thôn Hòa Trinh xã Sơn Định huyện Sơn Hòa, trồng nhiều khoai lang, đậu phụng. Trung Hòa là một làng nhỏ, còn có tên nôm là xóm Suối Mít. Khoai lang Suối Mít tức là khoai lang ở xóm Suối Mít.
-Suối
Từ Bi: Vùng này không có suối Từ Bi. Tên cũ đã mất? Hay nói cho hiệp vần? Ở xã An Hiệp huyện Tuy An, gần đầm Ô Loan, đèo Quán Cau có núi Từ Bi. Nhưng hai nơi quá xa thì sự
liên hệ thế nào?
Thuốc
nào ngon bằng thuốc Lỗ Quy
Nhơn
cùng tắc biến phải đi lượm tàn
-Lỗ Quy: Vùng đất thuộc làng Trung Hòa, nay là thôn Hòa Trinh xã Sơn Định huyện Sơn Hòa. Sơn Định nằm trong cao nguyên Vân Hòa, đất trân màu nâu đỏ, thích hợp với khoai đậu và thuốc lá. Thuốc lá Lỗ Quy có tiếng là ngon. Ở Phú Yên nhiều nơi mang địa danh có tiếng” Lỗ”, như: Lỗ Vàng, Lỗ Chảo, Lỗ Rong, Lỗ Đá, Lỗ Hùm, Lỗ Chài, Lỗ Quy, Lỗ Sấu, Lỗ Lươn… hầu jeest là các thung lũng, chí có Lỗ Chài là tên dốc.
Ngó
lên trên núi Dinh Ông
Thiên
hạ xào xáo em không thấy chàng
Tóc
dài bỏ xỏa rối ngang
Tay
cầm lược gỡ ngồi than bóng đèn
Than
rằng :
Con
cá bơi dưới nước
Con
vịt lội bàu sen
Chàu
rày không thấy bạn quen đi đàng
Ngậm
ngùi thương phụng nhớ loan
Gởi
lời cho gió gió mang về trời
Đêm
nằm ruột rã gan rời
Thức
thời thương nhớ ngủ thời chiêm bao
Đặt
mình xuống tấm ván sao
Giật
mình tỉnh dậy nước mắt trào như mưa
Trông
trời đã sáng hay chưa
Bước
ra đường cái đón đưa bộ hành
Trồng
cây cũng muốn cây xanh
Gá
duyên với bạn cũng muốn thành phu thê
-Dinh Ông: Núi thuộc xã Hòa Định Đông huyện Phú Hòa. Đây là mặt phía tây của Thành Hồ. Ngày trước có miếu thờ Cao Các Quảng độ đại vương tôn thần, gọi là Dinh Ông, nên núi mang tên núi Dinh Ông, đoạn đèo trên quốc lộ 25 đi qua đây gọi là đèo Dinh Ông .
Thương
em anh cũng muốn qua
Sợ
cọp Núi Lá sợ ma Bãi Điều
-Núi Lá: Núi cao 453m, nằm bên hữu ngạn sông Ba, trước thuộc địa phận huyện Sơn Hòa, nay là huyện Sông Hinh, một thời có tiếng nhiều cọp, như tục ngữ nói: Cọp núi Lá, cá sông Hinh.
-Bãi
Điều: Bãi đất nằm bên tả ngạn sông Ba, thuộc thị trấn Củng Sơn huyện Sơn
Hòa, đối diện với núi Lá. Có người nói nơi đây nhiều cây điều hoang. Có người
nói điều là màu đỏ, màu máu, Bãi Điều từng là pháp trường thời Cần Vương, ít nhất
là hai lần, một lần Văn Thân sát tả và một lần thực dân Pháp hành quyết những
nghĩa quân trong lực lượng Lê Thành Phương.
Ngó
lên Mỹ Thạnh cảnh tiên
Thấy
anh chức trọng cao quyền dám đâu
-Mỹ Thạnh: Địa phận thuộc xã Hòa Phong huyện Tây Hòa, trên đường tỉnh 645 (Phú Lâm đi Sông Hinh), nơi có nhiều phong cảnh đẹp như núi Hương, Bàu Hương. Trước năm 1975 gồm 3 thôn: Mỹ Thạnh Đông. Mỹ Thạnh Trung và Mỹ Thạnh Tây. Nay chia ra 5 thôn, 2 thôn Mỹ Thạnh Đông, 2 thôn Mỹ Thạnh Tây và 1 thôn Mỹ Thạnh Trung.
Ngó
lên Mỹ Thạnh cảnh tiên
Cảnh
tiên không thấy thấy duyên của nàng
Muốn
gây tơ tóc cùng nàng
Sợ
e duyên kiếp bẽ bàng rồi sao?
-Muốn và Sợ: Gặp khá nhiều trong ca dao Phú Yên, như những câu trên Muốn về Soi Bún ăn dưa… Muốn về Mỹ Á ăn dừa… Muốn ăn hột nếp Vườn Trầu… Và nhiều câu nữa không có địa danh.
Ngó
lên Đất Đỏ cỏ vàng
Em
còn chút mẹ cậy chàng viếng thăm
-Đất Đỏ: Địa phận các xã Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây trước thuộc huyện (quận) Sơn Hòa, rồi quận Hiếu Xương, nay thuộc huyện Tây Hòa, chất đất màu đỏ rất thích hợp với bắp và thuốc lá, là hai nông sản nổi tiếng từ xưa.
-Trong
một bài viết, thi sĩ Quách Tấn kể chuyện ở Bình Định: Sau khi Mai Xuân Thưởng bị
tử hình, một đêm các chiến hữu của ông cầu cơ, cơ giáng bút rằng: Chim
kêu dưới suối Đá Dàng. Em còn chút mẹ cậy chàng viếng thăm. Quê của
Mai Xuân Thưởng có suối Đá Dàng, người bạn cầu cơ ấy biết ngay là lời Mai
Xuân Thưởng giáng bút gởi gắm, ôm lấy cơ bút “khóc ròng” (chữ của Quách tiên
sinh).
Muốn
về đất biển ăn cua
So
đi tính lại cũng thua Nam Bình
Nam
Bình
nhiều mía nhiều đàng
Nhiều
khoai môn ấp đầy sàng phủ phê
-Nam Bình: Địa phận thuộc xã Hòa Xuân Tây huyện Đông Hòa, trong vùng đồng bằng châu thổ sông Bàn Thạch, chuyên làm nghề nông, nhiều nông sản.
Tiếng
đồn Hộ Tịnh giàu lâu
Cưới
con Thông Lý đưa dâu bằng bò
-Một giai thoại vui về đám cưới ở Phú Yên. Có người nói: Hộ Tịnh là một người giàu có ở Phú Nhiêu nay thuộc xã Hòa Mỹ Đông huyện Tây Hòa, cưới con gái Thông Lý, người Bàu Hương làm Thông lại phủ Tuy Hòa. Khi rước dâu thay vì đi cáng hay đi ngựa ông mời cô dâu cỡi con bò, trên lưng bò bao phủ vải điều. Từ Bàu Hương (Hòa Phong) về Phú Nhiêu (Hòa Mỹ Đông) đường khá xa, qua nhiều xóm làng, tha hồ cho thiên hạ bàn tán gây nên tiếng đồn. Có người bảo: Không phải vậy. Con bò trong đám cưới chẳng phải dùng làm phương tiện giao thông mà là một trong tam sinh, cô dâu đưa về làm lễ bái yết gia tiên bên chồng. Lưng bò được choàng vải điều, gây sự chú ý cho bà con. Có người lại nói: Hộ Tịnh gả con cho Thôn Lý, chứ không phải cưới con Thông Lý . Câu ca dao đầy đủ là:
Tiếng đồn Hộ Tịnh giàu lâu
Gả
con Thôn Lý đưa dâu bằng bò
Khen
cho Hộ Tịnh biết lo
Đưa
heo thì mất đưa bò còn nguyên
-Tiếng đồn “ tam sao thất bổn” nhưng xét thấy dù cưới hay gả, con bò để làm lễ hay để cỡi, phải công nhận người đưa ra sáng kiến này thật táo bạo. Vào cái thời những lễ nghi phong tục là sợi dây ràng buộc chặt chẽ mà dám phá lệ như vậy, dẫn con bò vào đám rước dâu, đưa dâu, gan lắm chứ. Tiếng đồn là phải.
-Còn một tiếng đồn nữa:
Tiếng
đồn Chánh Súc giàu lâ
Gả
con Xã Rựa đưa dâu bằng bè
Đưa
thì đưa sõng đưa ghe
Sao
lại đưa bè ướt áo họ trai
Ướt rồi cổi ái vắt vai
Hai
làng hai họ biết ai mà chào
-Chánh Súc và Xã Rựa, là hai người thật hay chỉ là cái tên giả định cho câu chuyện? Không rõ. Chắc đám cưới này đi trên sông Đà Rằng. Cái cảnh các cụ già, các ông lớn ngồi trên bè lắc lư bị nước sông tạt lên ướt loi ngoi, cổi áo vắt vai, trông người nào như người nấy, không còn phong thái uy nghi bệ vệ, ngộ lắm và không kém nét hùng vậy!
Sông
sâu nhiều lạch
Chợ
Bàn Thạch nhiều lươn
Nhắm
bề thương đặng thì thương
Đừng
trao gánh nặng giữa đường khổ em
-Chợ Bàn Thạch: Chợ ở phía nam sông Bàn Thạch, sát quốc lộ 1A, trong địa phận thôn Bàn Nham xã Hòa Xuân Tây huyện Đông Hòa. Từ năm 1832 về trước Bàn Nham có tên là thôn Bàn Thạch Đông, và chợ ở sát bờ sông Bàn Thạch nên gọi là chợ Bàn Thạch.
Sông
Bàn Thạch quanh co uốn khúc
Ngọn
Đá Bia cao vút tầng mây
Non
kia nước nọ còn đây
Mà
người non nước ngày nay phương nào?
-Sông Bàn Thạch: Một trong 4 sông chính của Phú Yên, là sông chính của huyện Đông Hòa. Tên chữ Hán trong Phú Yên đạo đồ là Thạch Bàn giang. Phát nguyên từ Hòn Dù trong dãy Đèo Cả. mang tên sông Đá Đen, khi xuống đồng bằng là sông Bánh Lái, sông Bàu Sắc, đến Hội Cư mới chính thức là sông Bàn Thạch chảy ra cửa Đà Nông. Lại có một nhánh từ hồ Hảo Sơn chảy ra hợp lưu. Ngày xưa sông Bàn Thạch nhiều cá sấu. Triều Minh Mạng có lệ ban thưởng 30 quan cho ai giết một con cá sấu.
-Nhìn
sông Bàn Thạch quanh co, núi Đá Bia cao vút, chạnh tưởng “người non nước” ngày
xưa có công mở cõi. Từ
huyền thoại Lê Thánh Tông khắc bia đến sự kiện Lương Văn Chánh khai khẩn vùng
Bà Nông (tức Đà Nông, châu thổ sông Bàn Thạch), Văn Phong lập phủ Phú Yên và
Hùng Lộc, Minh Võ vượt qua đèo Hổ Dương đặt dinh Thái Khang. Dù ngày nay không
biết những “người non nước” ấy ở phương nào, vẫn hiểu rằng dải giang sơn này
chính do công huân tiền nhân để lại cho hậu thế.
Chiều chiều mây phủ Đá Bia
Đá Bia mây
phủ chị kia mất chồng
Mất chồng như nậu mất trâu
Chạy lên chạy xuống cái đầu chôm bôm
- Mất chồng tôi chẳng có lo
Sợ anh mất vợ nằm co một mình
-Lời đối đáp của người phụ nữ xem ra hóm hỉnh và hợp tình hợp lý. Phần nói về Núi Đá Bia trong công trình nghiên cứu Tỉnh Phú Yên trên tạp chí Đô Thành hiếu cổ năm 1929, nhà nghiên cứu A. Laborde cho rằng “chồng” là “Ông Bia”, vợ (tức “chị kia”) là Hòn Bà. Người vợ không trông thấy chồng vì mây che khuất, nhưng chẳng có lo, chẳng phải chạy đi tìm để “tóc bay trong gió” (cheveux aux vents), chốc nữa mây sẽ tan, Ông Bia sẽ hiện rõ để vợ trông thấy chồng.
Một mai sóng bổ Bãi Bàng
Một ngày xa bạn ăn vàng không ngon
-Bãi Bàng : Bãi biển có hiều cây bàng. Ở Phú Yên nhiều nơi mang tên Bãi Bàng: phía đông vũng Cù Mông trên đường ra Qui Nhơn, ở thôn Nhơn Sơn xã An Hòa huyện Tuy An, ở thôn Phú Ốc xã An Ninh Đông huyện Tuy An, ở Vũng Rô v.v...
-Sóng bổ, hay sóng bủa là sóng vỗ vào bờ, nhẹ nhàng, đều đặn và
thường xuyên, không phải sóng đánh nhanh và mạnh.
Đứng trên Đèo Cả
Ngó xuống Vạn Giã, Tu Bông
Chẳng biết lòng cha mẹ đành không
Để anh chờ em đợi uổng công hai đàng
(Câu đầu có bản khác)
Đứng trên đèo Cổ Mã
-Vạn Giã: Thị trấn huyện lỵ huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh Hòa, nằm trên quốc lộ 1A và đường sắt, cách Tuy Hòa 60km, Nha Trang 60km.
-Tu Bông: Địa phận thuộc huyện Vạn Ninh tỉnh Khánh
Hòa, giữa Đại Lãnh và Vạn Giã, cũng nằm trên quốc lộ 1A và đường sắt. Tên xưa
là Tu Hoa, đổi thành Tu Bông do kiêng tên bà Hồ Thị Hoa, vợ vua Minh Mạng, mẹ
vua Thiệu Trị. (Cũng như Thanh Hoa đổi thành Thanh Hóa). Nơi đây có luồng gió
thổi giữa hai triền núi tất mạnh nên có câu: Gió Tu Hoa, ma Bình Thuận.
-Đèo Cổ Mã: Đèo trên quốc lộ 1A, phía nam Đèo Cả,
qua khỏi Đại Lãnh.
-Đứng trên đèo Cổ Mã dễ nhìn thấy Vạn Giã Tu Bông hơn đèo
Cả vì gần hơn.
Con ngựa tía ăn quanh Đèo Cả
Vầng nguyệt đêm rằm bóng ngã về đông
Chẳng thà tôi giục mã về không
Chớ không thèm cướp vợ tranh chồng người ta
Tiếng đồn Bình Định tốt nhà
Phú Yên tốt ruộng, Khánh Hòa tốt trâu
-Ba “thế mạnh“ của ba địa phương. Bình Định có nhiều thợ mộc cất nhà chắc chắn và đẹp, những người giàu ở Phú Yên khi cất nhà thường ra Bình Định rước thợ. Khánh Hòa nuôi nhiều trâu ở Vạn Ninh, Ninh Hòa. Nhà tốt do ta xây dựng, trâu tốt do ta mua sắm và chăm sóc, đều bằng sức người, còn ruộng tốt, trước hết phải được thiên nhiên ưu đãi ban tặng.
Anh về Bình Định thăm cha
Phú Yên thăm mẹ, Khánh Hòa thăm em
-Đây là hình ảnh xây dựng gia đình, phát triển theo chiều hướng nam tiến của dân tộc nhìn thấy trong phạm vi Nam Trung Bộ. Ở thế hệ thứ nhất, người đàn ông Bình Định vào Phú Yên cưới vợ, sinh con. Ở thế hệ thứ hai, chàng trai Phú Yên vào Khánh Hòa cưới vợ. Anh ta có cha gốc Bình Định, mẹ gốc Phú Yên và bạn đời là người Khánh Hòa. Hiếm khi thấy có trường hợp đi ngược lại. Nhìn rộng hơn, qua lịch sử mở nước thì Bình Định gia nhập lãnh thổ Đại Việt năm 1471, Phú Yên năm 1597 và Khánh Hòa năm 1653.
Quá khứ của Phú Yên trong lịch sử dân tộc chưa dày lắm.
Năm 1597 Lương Văn Chánh đưa lưu dân vào lập nghiệp, năm 1611 đặt phủ Phú Yên cử
Văn Phong làm Lưu thủ. Phú Yên không là nơi xuất thân nhiều anh hùng, nữ lưu kiệt
xuất, nhiều bậc khoa bảng lừng danh để cho hậu thế nương nhờ uy tín quê hương
mà xưng danh bằng tên làng, tên huyện.
Tiền nhân khai lập Phú Yên phần lớn đã hóa mình trong tập
thể. Người dân Phú Yên, vì thế, yêu mến tiền nhân vô danh bằng tình yêu non
sông, đất nước, thấy nơi nào cũng đẹp, cũng đáng thương, đáng quý. Này là dòng
sông ngọn núi, này là bãi biển bờ gành, những ngôi chùa cổ, những chuyện tích
xưa… Tất cả đều gần gũi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như khí trời, nước
giếng.
Sản phẩm của Phú Yên cũng không nhiều, không lớn, chỉ có
lúa bắp bình thường, chỉ keo kết lại trong sự đằm thắm mộc mạc nguyên vẹn chút
vị quê mùa ở quả xoài Đá Trắng, chén tương Thiên Thai, khoai lang Suối Mít, thuốc
lá Lỗ Quy, con cá gúng, con tôm rằn… Người dân Phú Yên đã thiết tha gắn bó với
những gì bé nhỏ thân mật ấy, luôn luôn nói về nó, dù lời lẽ phần nào thiếu văn
hoa mà tình cảm vô cùng sâu sắc. Tình yêu quê hương cũng không thể lý giải, giống
như tình con yêu mẹ, tình mẹ yêu con. Thành ra không nên trách người dân Phú
Yên xưa trải một thời phong bế, thiếu tầm mắt trông rộng, thiếu đôi tai nghe
xa. Cái gì thấy, cũng có vẻ lạ lùng. Điều gì nghe, cũng có phần mới mẻ. Rụt rè,
e ngại – nhiều khi.
Đi tìm lịch sử trong ca dao Phú Yên cũng là điều khó, mặc
dù đây là vùng đất mới, lại là vùng đất tranh chấp dai dẳng. Bao nhiêu máu, bao
nhiêu xương, bao nhiêu mồ hôi nước mắt đã đổ xuống, đã thấm đậm trong từng tấc
đất. Rồi chiến tranh mỗi thời ra sao. Đều không thấy ca dao nhắc đến. Có lẽ do bản tính người Phú
Yên nhân hậu, coi những chuyện ấy là tai trời nạn nước, khi tai trời đã khỏi, nạn
nước đã qua, hãy quên đi chuyện đâm chém, hận thù. Tất cả là đồng bào, xét rộng
hơn thì ai cũng đầu đen máu đỏ. Hãy cùng nhau yêu thương mà xây dựng ấm no, hạnh
phúc.
Vì vậy trong ca dao Phú Yên ghi nhận dọc đường bàng bạc
tình thương. Ngoài phong cảnh thiên nhiên thì thương những Vũng La, Vũng Lấm,
cù lao Ông Xá, đảnh dốc Xuân Đài.. Trong phạm vi gia đình thì thương Sơn Triều
hàng cau xanh mướt, Nam Bình mía ngọt khoai bùi. Qua những Chóp Chài, Đèo Cả,
Hòn Yến, Dinh Ông… tình yêu đôi lứa càng thêm tha thiết mặn nồng:
Đêm nằm ruột rã gan rờ
Thức thời thương nhớ, ngủ thời chiêm bao
Và:
Và:
Một mai sóng bổ Bãi Bàng
Một ngày xa bạn ăn vàng không ngon…